Tổng cung
|
|
Sản xuất công nghiệp
|
Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) của Việt Nam 11 tháng năm 2015 tăng 9,7%, cao hơn so với mức tăng 7,5% của cùng kỳ năm 2014. Trong đó:
- Ngành công nghiệp, ngành khai khoáng tăng 8,1%, đóng góp 2,1 điểm phần trăm vào mức tăng chung;
- Ngành chế biến, chế tạo tăng 10,1%, đóng góp 6,8 điểm phần trăm; ngành sản xuất, phân phối điện tăng 11,5%, đóng góp 0,7 điểm phần trăm; ngành cung cấp nước và xử lý nước thải, rác thải tăng 7,5%, đóng góp 0,1 điểm phần trăm.
(Theo Tổng cục Thống kê)
|
Tổng cầu
|
|
Niềm tin tiêu dùng
|
Chỉ số niềm tin người tiêu dùng Việt Nam trong tháng 11/2015 tăng 1,2 điểm, lên mức 142,3 điểm, trên mức trung bình 133,3 điểm của năm 2014, đây là tháng thứ 3 tăng liên tiếp; do niềm tin của người tiêu dùng vào tình hình tài chính cá nhân tăng so với năm trước, cũng như mức độ lạc quan của người tiêu dùng trong quyết định mua các vật dụng chính trong gia đình.
(Theo báo cáo của ngân hàng ANZ)
|
Khai thác thủy sản
|
Tổng sản lượng thuỷ sản 11 tháng ước đạt 5,893 triệu tấn, tăng 3,2% so với cùng kỳ năm 2014. Trong đó:
- Sản lượng nuôi trồng ước đạt 3,159 triệu tấn, tăng 2,2%;
- Khai thác thủy sản ước đạt 2,734 triệu tấn, tăng 4,4 % so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Ước khai thác biển đạt 2,558 triệu tấn, tăng 4,7 % so với cùng kỳ.
(Theo thông tin từ Bộ NN&PTNT)
|
Đầu tư
|
Tính chung 10 tháng năm 2015, các doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư ra nước ngoài (tính cả vốn cấp mới và vốn tăng thêm) là 625,4 triệu USD. Trong đó: 102 dự án cấp mới đầu tư ra nước ngoài với tổng vốn đăng ký cấp mới là 441,9 triệu USD; 53 lượt dự án tăng vốn với tổng vốn tăng thêm là 192,8 triệu USD.
Các doanh nghiệp Việt Nam tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực như: (i) Khai khoáng, với tổng vốn cấp mới và tăng thêm là 107 triệu USD, chiếm 17% tổng vốn đầu tư; (ii) Ngành nông, lâm, ngư nghiệp, với tổng vốn cấp mới và tăng thêm là 106 triệu USD.
(Theo Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch Đầu tư)
|
Tính từ đầu năm đến ngày 20/11/2015, vốn FDI vào Việt Nam đạt: 1.855 dự án được cấp phép mới với số vốn đăng ký đạt 13,55 tỷ USD, tăng 30% về số dự án và tăng 1,1% về số vốn so với cùng kỳ năm 2014; 692 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước đăng ký tăng vốn với số vốn tăng thêm đạt 6,67 tỷ USD. Như vậy tổng vốn đăng ký của các dự án cấp mới và vốn cấp bổ sung đạt 20,22 tỷ USD, tăng 16,7% so với cùng kỳ năm trước.
(Theo Tổng cục Thống kê)
|
Xuất nhập khẩu
|
Thâm hụt thương mại 11 tháng năm 2015 của Việt Nam đạt 3,8 tỷ USD, bằng 2,5% kim ngạch xuất khẩu hàng hóa. Trong đó, khu vựckinh tế trong nước nhập siêu 18,8 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài xuất siêu 15 tỷ USD. Trong đó:
- Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước tính đạt 148,7 tỷ USD, tăng 8,3% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó khu vực kinhtế trong nước đạt 43,6 tỷ USD, giảm 2,6%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 105,1 tỷ USD, tăng 13,5%.
- Kim ngạch hàng hoá nhập khẩu ước tính đạt 152,5 tỷ USD, tăng 13,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó,khu vựckinh tế trong nướcđạt 62,3 tỷ USD,tăng 8%;khu vựccó vốn đầu tư nước ngoài đạt 90,2 tỷ USD, tăng 18,1%.
(Theo Tổng cục Thống kê)
|
Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), xuất khẩu cà phê của Việt Nam niên vụ 2015 - 2016 sẽ tăng 30%, lên mức kỷ lục 28,7 triệu bao, cao hơn so với 27 triệu bao dự báo của USDA đưa ra trước đó. Xuất khẩu cà phê tăng sẽ giúp tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng đáng kể và góp phần đưa mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu 10% trong năm 2015 gần tới đích hơn; triển vọng xuất khẩu trong năm 2016 được tăng cao.
Các dự báo của USDA trái ngược với nhận định của Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam (Vicofa) khi cho rằng sản lượng cà phê niên vụ 2015 - 2016 giảm 20% do tình trạng thời tiết khô hạn và tỷ lệ cây già cỗi tăng, kéo giảm sản lượng. Bên cạnh đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam cũng cảnh báo thời tiết khô hạn đã ảnh hưởng xấu đến 40.000 ha cà phê trên tổng diện tích trồng cà phê 655.000 ha.
Nguyên nhân: (i) Chủ yếu do sản lượng cao hơn dự kiến. Bất chấp lượng mưa thấp hơn mức trung bình trong giai đoạn cây cà phê ra hoa hồi tháng 4 tại các tỉnh Tây Nguyên, nhưng nông dân vẫn có khả năng bù đắp lượng mưa thiếu hụt bằng các hoạt động tưới tiêu hiệu quả, vừa giúp nông dân tiết kiệm nước vừa giúp cây cà phê có đủ nước tưới cần thiết; (ii) Nông dân xả bán lượng cà phê lưu kho.
|
Theo dự báo của Trung tâm Tin học và Thống kê, Bộ NN&PTNT: Khối lượng gạo xuất khẩu cả năm 2015 của Việt Nam có khả năng đạt 6,8 triệu tấn, cao hơn so với số dự báo trước đó (6,02 triệu tấn). Nguyên nhân là do thị trường có những diễn biến theo hướng có lợi kể từ tháng 10, khi Việt Nam ký hợp đồng xuất khẩu với Philippines (450.000 tấn) và Indonesia (1 triệu tấn), thời hạn hợp đồng kéo dài từ tháng 10/2015 đến tháng 3/2016. Hai hợp đồng này đã góp phần làm cho khối lượng xuất khẩu gạo tháng 10 và tháng 11 tăng gần gấp đôi so với các tháng trước đó.
- Giá gạo: trong tháng 11/2015, giá gạo của Việt Nam tăng 0,31% so với tháng 10, ghi nhận lần tăng đầu tiên kể từ tháng 2/2015. Theo các thương nhân tại thành phố Hồ Chí Minh nhận định: Giá gạo Việt Nam tăng cao và sẽ không giảm do nguồn cung khan hiếm: (i) Trong bối cảnh Thái Lan - đối thủ cạnh tranh xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam đang đối mặt với hạn hán làm giảm năng xuất; (ii) Trung Quốc tăng cường nhập khẩu gạo Việt Nam (trong tháng 10/2015, Trung Quốc đã nhập khẩu 199.350 tấn gạo từ Việt Nam, tăng 81% so với cùng kỳ năm 2014. Tổng khối lượng gạo nhập khẩu từ Việt Nam của Trung Quốc trong 10 tháng đầu năm 2015 đạt gần 1,6 triệu tấn, tăng 42% so với cùng kỳ năm 2014).
|
Tính đến giữa tháng 11/2015, Việt Nam đã nhập khẩu 2,18 triệu tấn xăng, tương đương mức 2,19 triệu cùng kỳ năm 2014; tuy nhiên giá trị nhập khẩu chỉ là 1,33 tỷ USD so với 2,22 tỷ USD so cùng kỳ năm 2014. Như vậy, Việt Nam đã tiết kiệm được hơn 880 triệu USD tiền nhập khẩu từ đầu năm đến nay. Nếu tốc độ này không thay đổi, Việt Nam sẽ tiết kiệm được hơn 1 tỷ USD từ nhập khẩu xăng trong cả năm 2015. (Theo Tổng cục Hải quan)
|
Cân đối vĩ mô
|
|
Lạm phát
|
CPI tháng 11/2015 đã tăng 0,07% so với tháng 10 và tăng 0,34% so với cùng kỳ năm 2014.Tính từ đầu năm đến nay, CPI cả nước tăng 0,58% - thấp nhất trong vòng 14 năm qua. Bình quân 11 tháng đầu năm, CPI tăng 0,64% so với cùng kỳ năm 2014, nằm trong ngưỡng dự báo của Chính phủ là tăng 0,1 - 0,2%.
(Theo Tổng cục Thống kê)
|
Doanh nghiệp
|
Trong 11 tháng năm 2015:
- Cả nước có 86.853 doanh nghiệp đăng ký thành lập mớivới tổng vốn đăng ký là 539 nghìn tỷ đồng, tăng 28% về số doanh nghiệp và tăng 38% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2014.
- Tổng số vốn đăng ký bổ sung là 1.280 nghìn tỷ đồng.
- Số lao động dự kiến được tạo việc làm của các doanh nghiệp thành lập mới là 1.318 nghìn người, tăng 33% so với cùng kỳ năm 2014.
- Số doanh nghiệp ngừng hoạt động quay trở lại hoạt động là 18.646 doanh nghiệp, tăng 31% so với cùng kỳ năm trước.
- Số doanh nghiệp gặp khó khăn buộc phảitạm ngừng hoạt động là 62.713 doanh nghiệp, tăng 21% so với cùng kỳ năm trước.
(Theo Tổng cục Thống kê)
|
Tín dụng
|
Tính đến hết tháng 10/2015, tổng doanh số cho vay theo các chương trình tín dụng tại vùng khó khăn đạt 38.404 tỷ đồng, đã có khoảng 1.776.000 lượt khách hàng được vay vốn theo chương trình tín dụng này với tổng doanh số đạt 37.401 tỷ đồng; trên 677.000 khách hàng còn dư nợ tại Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam với tổng dư nợ 15.237 tỷ đồng; nợ quá hạn chỉ chiếm 0,29% tổng dư nợ.
(Theo NHNN Việt Nam)
|
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa công bố một số chỉ tiêu cơ bản trong hoạt động của hệ thống các TCTD.
- Tính đến cuối tháng 9/2015, tổng tài sản của toàn hệ thống TCTD đạt 6.868.539 tỷ đồng, tăng thêm 115.296 tỷ đồng so với cuối tháng 8, tăng 353.639 tỷ đồng (5,43%) so với cuối năm 2014.
- Vốn điều lệ của toàn hệ thống tiếp tục tăng thêm 7.261 tỷ đồng trong tháng 9 lên 456.734 tỷ đồng. Nếu so với cuối năm 2014, vốn điều lệ của hệ thống tăng 21.085 tỷ đồng (4,84%).
|
Giá vàng
|
Tính chung cả tuần, giá vàng SJC giảm 220 nghìn đồng/lượng ở chiều mua và giảm 180 đồng/lượng ở chiều bán. Trong ngày cuối tuần (28/11), giá vàng được các doanh nghiệp niêm yết ở mức:
+ Công tySJCtại Hà Nội: 32,94 - 33,23 triệu đồng/lượng, tại thành phố Hồ Chí Minh: 32,94 - 33,21 triệu đồng/lượng.
+ Tập đoàn DOJI: 33,09 - 33,17 triệu đồng/lượng.
+ Công ty Bảo Tín Minh Châu: 33,10 - 33,18 triệu đồng/lượng.
|
Tỷ giá
|
Trong tuần, tỷ giá USD/VND tăng từ 10 đến 30 đồng/USD. Ngày cuối tuần (28/11), tỷ giá được các ngân hàng niêm yết ở mức:
+ Vietcombank, Vietinbank, BIDV, ACB và Eximbank: 22.450 - 22.520 đồng/USD.
+ Techcombank: 22.430 - 22.530 đồng/USD.
+ DongABank: 22.450 - 22.510 đồng/USD.
|
Thị trường tài sản
|
|
Trái phiếu
|
Trong tuần, HNX đã tổ chức 03 phiên đấu thầu TPCP. Cụ thể:
- Ngày 23/11, NHCSXH phát hành tổng khối lượng 1.500 tỷ đồng gồm 3 loại kỳ hạn: 3 năm (500 tỷ đồng), 5 năm (800 tỷ đồng) và 15 năm (200 tỷ đồng). Kết quả cụ thể:
+ Kỳ hạn 5 năm: Huy động được 50 tỷ đồng, lãi suất trúng thầu 7,28%/năm (thấp hơn 0,02%/năm so với lãi suất trúng thầu phiên ngày 16/11/2015).
+ Kỳ hạn 3 năm và 15 năm: Không trúng thầu.
- Ngày 24/11, VDB phát hành tổng khối lượng 2.150 tỷ đồng gồm 2 loại kỳ hạn: 3 năm (1.000 tỷ đồng), 5 năm (1.150 tỷ đồng). Kết quả cụ thể:
+ Kỳ hạn 3 năm: Huy động được 1.000 tỷ đồng, lãi suất trúng thầu 6,38%/năm (thấp hơn 0,01%/năm so với lãi suất trúng thầu phiên ngày 12/11/2015).
+ Kỳ hạn 5 năm: Huy động được 750 tỷ đồng, lãi suất trúng thầu 7,25%/năm (bằng lãi suất trúng thầu phiên ngày 12/11/2015).
- Ngày 25/11, KBNN phát hành tổng khối lượng gọi thầu 9.100 tỷ đồng gồm 2 loại kỳ hạn 3 năm (7.800 tỷ đồng) và 15 năm (1.300 tỷ đồng).
+ Kỳ hạn 3 năm: Huy động được 7.800 tỷ đồng, lãi suất trúng thầu 5,88%/năm (thấp hơn 0,02%/năm so với lãi suất trúng thầu phiên ngày 18/11/2015).
+ Kỳ hạn 15 năm: Huy động được 1.104,5 tỷ đồng, lãi suất trúng thầu 7,65%/năm (bằng với lãi suất trúng thầu phiên ngày 11/11/2015).
|
Cổ phiếu
|
Trong tuần từ 23 - 27/11, thị trường chứng khoán giảm điểm trên cả 02 sàn, cụ thể:
+ VN-Index: Giảm 3,58%, xuống 582,86 điểm. Tổng khối lượng hơn 766 triệu cổ phiếu, trị giá trên 11,7 tỷ đồng.
+ HNX-Index: Giảm 0,12%, xuống 81,49 điểm. Tổng khối lượng hơn 331 triệu cổ phiếu, trị giá hơn 3,1 tỷ đồng.
|
Trong tuần từ 23 - 27/11, khối ngoại bán ròng 144 tỷ đồng trên cả 02 sàn. Cụ thể:
+ HOSE:Khối ngoại bán ròng hơn 220 tỷ đồng, khối lượng hơn 9,6 triệu cổ phiếu.
+ HNX:Khối ngoại mua ròng 76 tỷ đồng, khối lượng hơn 8,4 triệu cổ phiếu.
|
Bất động sản
|
Tính đến ngày 31/10, tổng số tiền cam kết cho vay từ gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng là 21.518 tỷ đồng, đạt 72%, trong đó đã giải ngân 13.499 tỷ đồng, đạt 45%. Cụ thể:
- Đối với hộ gia đình, cá nhân đã ký hợp đồng cam kết cho vay 31.367 hộ với số tiền là 14.694 tỷ đồng, trong đó đã giải ngân cho 31.364 hộ vay với số tiền là 10.072 tỷ đồng.
- Đối với tổ chức, cam kết cho vay 56 dự án với số tiền là 6.824 tỷ đồng; đã giải ngân cho 53 dự án, dư nợ là 3.427 tỷ đồng.
(Theo Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản - Bộ Xây dựng)
|
Nhận định chuyên gia
|
Thị trường ngoại hối chịu áp lực lớn trước khả năng Fed tăng lãi suất và diễn biến của đồng NDT (theo Ngân hàng BIDV):
Năm 2016, thị trường ngoại hối Việt Nam sẽ tiếp tục biến động khá phức tạp, VND có thể giảm giá thêm khoảng 3 - 4% so với USD và tỷ giá USD/VND tăng vượt qua mức 23.000 đồng/USD. Nguyên nhân do: Chịu áp lực lớn trước khả năng FED tăng lãi suất và diễn biến của đồng NDT trên thị trường quốc tế.
Ngoài ra: (i) Thị trường tiền tệ liên ngân hàng USD dự báo tiếp tục duy trì ổn định; lãi suất thị trường trong nước có thể đi ngang hoặc tăng nhẹ khoảng 0,1%, giao dịch trong khoảng 0,3 - 0,4% kỳ hạn 1 tuần. Đây cũng sẽ là đặc điểm cơ bản của thị trường trong năm 2016; (ii) Thị trường tiền tệ liên ngân hàng VND nhìn chung vẫn chịu tác động tâm lý từ diễn biến trên thị trường ngoại hối, do đó, mặt bằng lãi suất giao dịch có thể tăng thêm khoảng 0,5 - 1% lên 3 - 4% kỳ hạn 1 tuần.
Các kịch bản để ứng phó với thị trường: Các chuyên gia của BIDV đề xuất NHNN cần có sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan bộ, ngành để xây dựng các kịch bản diễn biến thị trường, nhằm phối hợp đồng bộ, ứng phó kịp thời và hiệu quả trước các diễn biến thị trường trong năm 2016 và trong trung - dài hạn.
(i) NHNN sớm thực hiện xây dựng kịch bản thị trường và giải pháp ứng xử cho năm 2016 và đưa ra các thông điệp cụ thể định hướng thị trường về lãi suất cũng như tỷ giá cho năm tới.
(ii) Bộ Tài chính lựa chọn thời điểm phù hợp, xem xét đẩy nhanh quá trình phát hành trái phiếu Chính phủ quốc tế vào đầu năm 2016 để tận dụng thời điểm thị trường thuận lợi với chi phí vốn hợp lý.
(iii) NHNN cần tiếp tục đẩy mạnh quá trình chống đô la hóa nền kinh tế, giúp chính sách tiền tệ trở nên chủ động hơn, hạn chế các ảnh hưởng tiêu cực từ các biến động trên thị trường tài chính quốc tế;
(iv) Nghiên cứu và xem xét việc thay đổi cơ chế điều chỉnh tỷ giá theo hướng linh hoạt hơn, thị trường hơn, gia tăng mức độ liên thông với thị trường quốc tế cũng như diễn biến cung - cầu thực tế trên thị trường.
|
Chính sách
|
Nghị định số 118/2015/NĐ-CP ngày 12/11: Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư, sẽ tạo thuận lợi cho thủ tục đầu tư góp vốn, mua cổ phần. Cụ thể: Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong tổ chức kinh tế không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, trừ 2 trường hợp: (1) Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần tại tổ chức kinh tế kinh doanh ngành, nghề đầu tư có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài. (2) Việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp dẫn đến nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế quy định tại các Điểm a, b và c Khoản 1 Điều 23 Luật Đầu tư nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên của tổ chức kinh tế.
Thông tư số 22/2015/TT-NHNN ngày 20/11/2015: Quy định hoạt động cung ứng và sử dụng séc. Cụ thể: Thời hạn xuất trình yêu cầu thanh toán séc là 30 ngày kể từ ngày ký phát, không tính thời gian diễn ra sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan; xuất trình sau thời hạn xuất trình để thanh toán nhưng chưa quá 06 tháng kể từ ngày ký phát thì người bị ký phát vẫn có thể thanh toán; về lập và ký phát séc, tờ séc phải được lập trên mẫu séc trắng do người bị ký phát cung ứng.
|