Tiêu điểm tài chính

VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNG DƯỚI GIÁC ĐỘ KINH TẾ

VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNG DƯỚI GIÁC ĐỘ KINH TẾ

Những ngày qua, hành vi Trung Quốc ngang nhiên đưa giàn khoan Hải Dương 981 và nhiều tàu, máy bay vào xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam đã khiến dư luận trong và ngoài nước vô cùng bức xúc. Thấy rõ Biển Đông có vị trí chiến lược về kinh tế, quốc phòng, hàng hải… Trung Quốc muốn đơn phương độc chiếm vùng biển này, bất chấp Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982. Hành động này thực sự đang đe dọa ổn định kinh tế trong khu vực.
THU HÚT NGUỒN LỰC BÊN NGOÀI VÀO PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VIỆT NAM

THU HÚT NGUỒN LỰC BÊN NGOÀI VÀO PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VIỆT NAM

Đối với các nước đang phát triển như Việt Nam, khi nhu cầu về vốn cho sự phát triển kinh tế rất lớn mà khả năng tích lũy còn hạn chế thì các nguồn lực đầu tư từ bên ngoài sẽ là "cú huých" mạnh đối với sự phát triển kinh tế. Với ý nghĩa đó, những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn xác định, nguồn lực đầu tư từ bên ngoài là thành phần kinh tế quan trọng của đất nước. Theo đó, chính sách mở cửa hội nhập, cải thiện môi trường kinh doanh... để kêu gọi các nguồn lực đầu tư từ nước ngoài liên tục được cải thiện mạnh mẽ.
BÌNH ỔN GIÁ SỮA, ĐẢM BẢO QUYỀN LỢI CHO TRẺ EM

BÌNH ỔN GIÁ SỮA, ĐẢM BẢO QUYỀN LỢI CHO TRẺ EM

Thời gian qua, giá sữa liên tục tăng cao đã ảnh hướng nhiều tới thu nhập của người dân và quyền lợi của hàng triệu trẻ em. Việc bình ổn giá sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi được xem là yêu cầu cấp thiết và đã được Bộ Tài chính quyết liệt thực hiện bằng nhiều biện pháp. Tuy nhiên, về phía các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sữa, bên cạnh việc tuân thủ pháp luật cũng cần thực hiện trách nhiệm xã hội của mình, cùng hướng tới mục tiêu trẻ em dưới 6 tuổi được dùng sữa với giá bình ổn, đủ số lượng và chất lượng.
XÂY DỰNG NỀN KINH TẾ TỰ LỰC, TỰ CƯỜNG, ĐỦ SỨC ĐỐI PHÓ VỚI MỌI BIẾN ĐỘNG

XÂY DỰNG NỀN KINH TẾ TỰ LỰC, TỰ CƯỜNG, ĐỦ SỨC ĐỐI PHÓ VỚI MỌI BIẾN ĐỘNG

Trong thời gian dài mở cửa và hội nhập, nền kinh tế nước ta đã bộc lộ những hạn chế nhất định trong cách thức quản lý, điều hành cả ở tâm vĩ mô và vi mô. Hướng đến mục tiêu phát triển kinh tế bền vững, ổn định vĩ mô gắn với tình hình thời sự của đất nước, Chính phủ cùng các ngành, các cấp, các doanh nghiệp và người dân phải đồng hành trong xây dựng và thực hiện các giải pháp về tự chủ kinh tế, để mỗi chủ thể của nền kinh tế không chỉ đứng vững trên chính sân nhà mà còn đủ sức cạnh tranh trong khu vực và thế giới.
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH TRẢ LỜI CHẤT VẤN TRƯỚC QUỐC HỘI

BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH TRẢ LỜI CHẤT VẤN TRƯỚC QUỐC HỘI

Tại phiên chất vấn của Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIII (chiều ngày 10/6 và đầu giờ sáng 11/6), Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng đã lần đầu tiên trả lời chất vấn trước Quốc hội. Với phong cách thẳng thắn, trách nhiệm, nắm chắc vấn đề, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng đã giải đáp thỏa đáng những vấn đề nóng đang được các đại biểu Quốc hội và cử tri cả nước quan tâm.
HƯỚNG TỚI CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN

HƯỚNG TỚI CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN

Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) là một trong 3 trụ cột quan trọng của Cộng đồng ASEAN. Mốc thời gian hướng tới AEC vào năm 2015 đang đến gần. Là thành viên của ASEAN, Việt Nam đang cùng các nước trong khu vực nỗ lực thực hiện lộ trình xây dựng AEC. Ngay từ bây giờ, Chính phủ cùng các ngành, các cấp, các doanh nghiệp và người dân phải chủ động nắm bắt cơ hội, cùng nhau vượt qua thách thức.
KẾT QUẢ ĐIỀU HÀNH TÀI CHÍNH - NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014

KẾT QUẢ ĐIỀU HÀNH TÀI CHÍNH - NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014

Trong nửa đầu năm 2014, tình hình kinh tế - xã hội có nhiều chuyển biến tích cực, tuy nhiên, vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức. Bám sát chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, ngành Tài chính đã nỗ lực phấn đấu, triển khai thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhằm hoàn thành nhiệm vụ được giao: hỗ trợ phát triển sản xuất kinh doanh, tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, đảm bảo an sinh xã hội, tăng cường tiềm lực quốc phòng, đủ sức ứng phó với mọi biến động.
CHUNG TAY GÓP SỨC NÂNG CẤP XÂY DỰNG NGHĨA TRANG LIỆT SỸ QUỐC GIA ĐƯỜNG 9

CHUNG TAY GÓP SỨC NÂNG CẤP XÂY DỰNG NGHĨA TRANG LIỆT SỸ QUỐC GIA ĐƯỜNG 9

Để bày tỏ lòng tri ân đối với các Anh hùng Liệt sỹ đã hy sinh máu xương cho nền độc lập của dân tộc, Ban Cán sự Đảng Bộ Bộ Tài chính đã phát động và được Tỉnh ủy, Hội đồng Nhân dân, Uỷ ban Nhân dân tỉnh Quảng Trị, Bộ Quốc phòng, cùng toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và các tổ chức, cá nhân trong, ngoài ngành Tài chính nhiệt tình ủng hộ và tự nguyện đóng góp thực hiện “Công trình nâng cấp xây dựng Nghĩa trang Liệt sỹ Quốc gia Đường 9”. Đến nay Công trình đã hoàn thành, nơi các Liệt sỹ an nghỉ đã khang trang hơn, làm ấm lòng người về thăm viếng.
MỘT SỐ ĐIỂM MỚI VỀ CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH ĐẤT ĐAI

MỘT SỐ ĐIỂM MỚI VỀ CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH ĐẤT ĐAI

Trong những đổi mới mạnh mẽ và tích cực của Luật Đất đai 2013, những nội dung đổi mới mang tính đột phá liên quan đến lĩnh vực tài chính đất đai cũng thu hút được sự quan tâm của dư luận. Các chính sách tài chính đất đai mới mang tính đột phá khi đi vào cuộc sống được cho là sẽ không chỉ góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội đất nước, đảm bảo an sinh xã hội mà còn tạo lập môi trường kinh doanh bình đẳng, minh bạch cho Việt Nam.
VƯỢT QUA THÁCH THỨC TỪ CÁC RÀO CẢN PHI THUẾ QUAN

VƯỢT QUA THÁCH THỨC TỪ CÁC RÀO CẢN PHI THUẾ QUAN

Khi Việt Nam tham gia hợp tác thương mại với AFTA, EU, NAFTA, WTO, TPP..., bên cạnh các cơ hội mở ra, các doanh nghiệp Việt Nam cũng phải đối mặt với rất nhiều rào cản thuế quan và phi thuế quan như các thủ tục hành chính, tiêu chuẩn kỹ thuật, hạn ngạch, vệ sinh dịch tễ… Đứng trước xu thế nhiều nước đặt thêm hàng rào phi thuế quan để bảo vệ lợi ích kinh tế của mình, Việt Nam sẽ phải ứng xử như thế nào... đang là những vấn đề được dư luận quan tâm.