Bảo vệ môi trường là hoạt động cần thiết và bắt buộc trong quá trình sản xuất nông nghiệp. Vấn đề bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp đã được quy định rõ tại Điều 61 Luật Bảo vệ môi trường.
Đánh giá tác động môi trường là quá trình phân tích, đánh giá, nhận dạng, dự báo tác động đến môi trường của dự án đầu tư và đưa ra biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường. Luật Bảo vệ môi trường (BVMT) quy định về các đối tượng và nội dung đánh giá tác động môi trường.
Tài chính xanh là một cấu phần quan trọng, đóng góp vào chiến lược tăng trưởng xanh của một quốc gia. Bởi vậy, trong thời gian qua, Việt Nam đã bắt đầu quan tâm, triển khai các kế hoạch hành động nhằm khởi động và phát triển tài chính xanh và đạt được những thành tựu nhất định.
Bao bì là một trong những chất thải công nghiệp và sinh hoạt được thải ra nhiều nhất hiện nay. Nhằm tạo thêm giá trị gia tăng cho sản phẩm, góp phần bảo vệ môi trường gắn với thực hiện kinh tế tuần hoàn, giảm phát thải và tăng uy tín xã hội, nhiều doanh nghiệp đã xây dựng chiến lược sử dụng bao bì xanh.
Nhằm nâng cao năng lực quản lý về xử lý chất thải rắn sinh hoạt, trong thời gian tới, TP. Hà Nội sẽ phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài nguyên và Môi trường sớm ban hành hướng dẫn về phân loại chất thải rắn sinh hoạt.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu, các bộ, ngành sớm hoàn thiện đồng bộ các cơ chế, chính sách và các văn bản quy phạm pháp luật để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc; huy động sự tham gia của toàn xã hội trong thực hiện các cam kết của Việt Nam tại COP26; khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia ứng phó với biến đổi khí hậu và chuyển đổi năng lượng…
Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 38/2023/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường do cơ quan trung ương thực hiện thẩm định, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/8/2023. Thông tư nêu rõ, mức thu phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường do cơ quan trung ương thực hiện thẩm định được quy định tại Biểu mức thu phí ban hành kèm theo Thông tư này.
Để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu, bên cạnh chủ động thực hiện chuyển đổi sang nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, Việt Nam cũng tích cực hợp tác với các tổ chức quốc tế để thu hút các dự án thương mại xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu.
Thị trường dệt may quốc tế, đặc biệt là thị trường châu Âu đã áp dụng những tiêu chuẩn cho hàng dệt may nhập khẩu, buộc các nhà sản xuất Việt Nam phải thay đổi cách thức sản xuất, kinh doanh. Nhiều doanh nghiệp dệt may đang hướng tới quy trình sản xuất “xanh” do nhận thức của người tiêu dùng tại các thị trường xuất khẩu trọng điểm ngày càng tăng.
Việt Nam sẽ tiếp tục thực hiện quản lý thân thiện với môi trường đối với các hóa chất và chất thải nguy hại trong suốt vòng đời và giảm thiểu chất thải theo nguyên tắc kinh tế tuần hoàn, tuân thủ các khuôn khổ pháp lý và chính sách quốc gia hiện có.