Hiện nay, Việt Nam đã gián tiếp đánh thuế các - bon qua Thuế bảo vệ môi trường đối với doanh nghiệp sản xuất và nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch. Mức thuế này chưa thực sự phản ánh bản chất của việc định giá các - bon.
Tại Quyết định số 146/QĐ-TTg ngày 23/2/2023 ban hành Kế hoạch quốc gia ứng phó sự cố chất thải giai đoạn 2023 - 2030, Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan tổng hợp, bố trí kinh phí thường xuyên thực hiện nhiệm vụ ứng phó sự cố chất thải, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định theo quy định...
Ngày 23/2/2023, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang ký Quyết định số 146/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch quốc gia ứng phó sự cố chất thải giai đoạn 2023 - 2030. Đáng chú ý, Kế hoạch này nêu rõ, việc kiểm tra, thanh tra, xử lý nghiêm các khu công nghiệp, chế xuất, nhà máy, làng nghề... vi phạm quy định về quản lý, xử lý chất thải.
Tăng trưởng kinh tế, quá trình đô thị hóa với tốc độ nhanh cũng như thay đổi lối sống ở Việt Nam đã dẫn đến cuộc khủng hoảng ô nhiễm nhựa như hiện nay. Các nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (WB) chỉ ra rằng các loại nhựa dùng một lần gây ra phần lớn tình trạng ô nhiễm nhựa ở Việt Nam và các giải pháp giải quyết tình trạng này sẽ tạo ra sự khác biệt lớn.
Theo Bộ Tài chính, xăng là nhiên liệu gốc hóa thạch, không tái tạo, cần phải sử dụng tiết kiệm nên hầu hết các nước đều thu thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) đối với mặt hàng này. Bên cạnh đó, trong bối cảnh ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu và cam kết của Việt Nam về phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050, cùng với các giải pháp khác thì việc thu thuế TTĐB đối với xăng như hiện nay là phù hợp, góp phần giảm phát thải.
Theo kết quả thực hiện Bộ chỉ số đánh giá kết quả bảo vệ môi trường năm 2021, có 44 tỉnh, thành phố đã triển khai thực hiện đầu tư các khu, trạm xử lý nước thải sinh hoạt đô thị, chiếm 70%.
Dự án Quản lý lưu vực sông tổng hợp (IRBM) của ASEAN đã được khởi động tại Manila (Philippines), nhằm phát triển những cách thức thiết thực và sáng tạo để các cộng đồng, ngành công nghiệp và chính phủ cùng hợp tác nhằm hồi sinh các dòng sông ở Đông Nam Á.
Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công bố Quy hoạch tài nguyên nước 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đây là một trong những cơ sở quan trọng cho việc lập các quy hoạch ngành quốc gia có khai thác, sử dụng nước, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh; là định hướng tổng thể cấp quốc gia trong quản lý, điều hòa, phân phối, khai thác, sử dụng, bảo vệ, phát triển tài nguyên nước…
UBND tỉnh Hải Dương vừa ban hành Quyết định số 11/2023/QĐ-UBND quy định cụ thể về các nguyên tắc quản lý chất thải rắn sinh hoạt, việc xã hội hóa trong lĩnh vực xử lý, phân loại, lưu giữ, thu gom, vận chuyển, xử lý, giá dịch vụ và kinh phí hỗ trợ, ưu đãi đầu tư đối với hoạt động này…