
Tin nổi bật


Bước khởi đầu tái cơ cấu kinh tế ở Việt Nam
(Tài chính) Hội nghị Trung ương 3 khóa XI khẳng định: “đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh”. Mục tiêu chung của tái cơ cấu kinh tế là hoàn thiện thể chế, cơ chế, công cụ phân bố, quản lý và sử dụng nguồn lực quốc gia theo mô hình tăng trưởng mới với cơ cấu kinh tế hợp lý hơn, hiệu quả hơn, nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, bảo đảm phát triển bền vững và phù hợp với xu thế toàn cầu hóa.

Để bảo hiểm hưu trí tự nguyện sớm đi vào cuộc sống
(Tài chính) Sự ra đời của loại hình bảo hiểm hưu trí tự nguyện (BHHTTN) đã tạo điều kiện cho mọi tầng lớp nhân dân có thể tự tham gia, đóng góp, giúp có thêm nguồn thu nhập ổn định khi đến tuổi về hưu. Bên cạnh đó, BHHTTN cũng tạo ra cơ hội cho các doanh nghiệp đa dạng hóa loại hình hoạt động, làm phong phú thêm sản phẩm bảo hiểm, góp phần hỗ trợ, bổ sung thêm nguồn quỹ bảo hiểm hưu trí quốc gia, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quyền lợi của người lao động.

Nợ xấu: Tăng nhưng vẫn trong tầm kiểm soát
(Tài chính) Ông Nguyễn Hữu Nghĩa, Chánh Thanh tra cơ quan Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước (NHNN), thừa nhận nợ xấu đang có xu hướng gia tăng. Tính đến cuối tháng 6/2014, nợ xấu của toàn hệ thống là 160.940 tỷ đồng, tăng 21,5% so với cuối tháng 5/2014 và tăng 38,2% so với cuối năm 2013.

Kinh doanh vàng trang sức: Doanh nghiệp lớn có lợi thế
(Tài chính) Ông Huỳnh Trung Khánh, Phó chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam cho rằng, những quy định mới về tuổi vàng của Bộ Khoa học và Công nghệ hiện đang là lợi thế đối với các doanh nghiệp quy mô và uy tín trên thị trường vàng.

Nâng vị thế xuất khẩu Việt Nam trong ASEAN
(Tài chính) Thống kê của Bộ Công thương giai đoạn gần đây cho thấy, các nước khu vực ASEAN liên tục được xếp vào nhóm các thị trường có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu sang thị trường ASEAN của nước ta đang có xu hướng chậm dần.

Tái cấu trúc doanh nghiệp địa ốc đến hồi khốc liệt
(Tài chính) Số ít đại gia nhẹ nhàng về đích trong quý II, hàng chục doanh nghiệp địa ốc còn lại đang chật vật với núi hàng tồn kho lên đến 720.000 tỷ đồng.

Tổng giá trị giao dịch tín phiếu qua 2 năm đạt gần 21 nghìn tỷ đồng
(Tài chính) Với việc đưa tín phiếu vào giao dịch tại Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), thanh khoản của sản phẩm này đã được cải thiện rõ rệt. Tổng giá trị giao dịch tín phiếu qua 02 năm đã đạt gần 21.000 tỷ đồng, chiếm gần 2% tổng giá trị giao dịch trái phiếu Chính phủ (TPCP) toàn thị trường

Ngành Tài chính đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
(Tài chính) Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng vừa ký Công văn số 11910/BTC-VP gửi Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các Tổ chức đoàn thể Trung ương, các Bộ, ngành Trung ương, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan thông tấn báo chí về việc kỷ niệm 69 năm Ngày Truyền thống ngành Tài chính Việt Nam.
Tăng trưởng kinh tế những tháng cuối năm 2014: Nỗ lực vượt khó
(Tài chính) Tình hình kinh tế vĩ mô từ đầu năm 2014 đến nay cơ bản đã được cải thiện, tăng trưởng, xuất khẩu tiếp tục khả quan hơn, lạm phát ở mức thấp, tỷ giá ổn định, dự trữ ngoại hối tăng... Tuy nhiên, để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 5,8% trong năm 2014 đòi hỏi phải đồng bộ các giải pháp chính sách vĩ mô để tháo gỡ những nút thắt quan trọng cho nền kinh tế những tháng cuối năm.
Tin đọc nhiều

Thuế giảm mạnh giúp loại bỏ việc mua bán đất kê “2 giá”

Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng: Vai trò của ngành Thống kê ngày càng trở nên quan trọng
Kinh tế TP. Hồ Chí Minh phát triển tích cực trước biến động kinh tế toàn cầu
