Dư nợ tín dụng xanh hiện ước đạt 640 nghìn tỷ đồng, chiếm tỷ trọng khoảng 4,6% tổng dư nợ nền kinh tế, khá "khiêm tốn" so với nhu cầu hàng triệu tỷ đồng để đẩy mạnh kinh tế xanh.
UBND tỉnh Bến Tre đề nghị các đơn vị chức năng của Tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện tốt việc kiểm soát các nguồn ô nhiễm, ngăn ngừa, ứng phó sự cố môi trường, không để phát sinh các "điểm nóng" về ô nhiễm môi trường gây bức xúc trong nhân dân.
Từ ngày 02/9/2024, khách hàng được vay vốn để đầu tư mới, nâng cấp, cải tạo, sửa chữa 02 loại công trình nước và vệ sinh môi trường hộ gia đình nhưng tổng dư nợ mỗi loại công trình không vượt quá mức cho vay tối đa của mỗi loại công trình.
Ủy ban Nhân dân tỉnh Ninh Thuận vừa ban hành Kế hoạch số 3252/KH-UBND về bảo vệ môi trường Tỉnh giai đoạn 3 năm 2025-2027. Theo đó, trong giai đoạn 2025-2027, tỉnh Ninh Thuận cần khoảng 517,1 tỷ đồng triển khai thực hiện 30 nhiệm vụ quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường.
Để trở thành quốc gia có thu nhập cao vào năm 2045 và đạt được mục tiêu net zero vào năm 2050, Việt Nam cần đẩy nhanh các nỗ lực nhằm tăng cường khả năng chống chịu trước biến đổi khí hâu· và giảm phát thải carbon cho nền kinh tế. Chính vì vậy, vai trò của các ngân hàng thương mại càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, để cung ứng vốn cho nền kinh tế, tăng sức chống chịu của Việt Nam trước các tác động của biến đổi khí hậu và thực hiện các mục tiêu tăng trưởng bền vững.
Ngày 3/7/2024, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 80/2024/NĐ-CP về cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện năng lượng tái tạo với khách hàng sử dụng điện lớn (DPPA), mở ra kỷ nguyên mới về tự do hóa năng lượng xanh và các cơ hội đầu tư, khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam, giúp các công ty có được năng lượng xanh và nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu.
Việt Nam hiện nằm trong top 20 quốc gia có lượng rác thải lớn nhất thế giới. Trung bình mỗi người Việt Nam thải ra khoảng 1,2kg rác thải mỗi ngày, tương đương gần 70.000 tấn trên toàn quốc, trong đó, hơn 70% được chôn lấp và chỉ có 13% được đốt để thu hồi năng lượng. Trong bối cảnh đất đai ngày càng khan hiếm, các nhà máy điện sử dụng nguyên liệu rác thải được coi là giải pháp hiệu quả để cân bằng giữa môi trường với phát triển kinh tế, được Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm.
Đề án Giảm thiểu khí carbon trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 là chiến lược quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của Đồng Nai nhiều năm tới.