Tại Diễn đàn Kinh tế xanh 2023 vừa diễn ra, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, thời gian tới, Việt Nam luôn hướng tới sản xuất xanh, xuất khẩu xanh và năng lượng xanh, ủng hộ và sẽ thực hiện nghiêm các quy định của Liên minh châu Âu (EU) về sản xuất bền vững.
Hơn 10 năm qua, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) thường xuyên phối hợp với các sở giao dịch chứng khoán, tổ chức quốc tế tổ chức các chương trình đào tạo về phát triển bền vững, tăng trưởng xanh tới doanh nghiệp, nhà đầu tư.
Chủ tịch Tập đoàn SK (Hàn Quốc) Chey Tae-won cho biết, Tập đoàn sẽ tăng cường quan hệ đối tác với Việt Nam để thúc đẩy hoạt động kinh doanh thân thiện với môi trường trong các lĩnh vực từ thu hồi carbon đến tái chế chất thải, năng lượng mặt trời và năng lượng gió.
Thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội tại phiên họp chiều ngày 1/11 của Quốc hội, đại biểu Châu Quỳnh Dao - Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Kiên Giang đề nghị triển khai các giải pháp hỗ trợ vùng Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu, đặc biệt là đảm bảo an ninh nguồn nước, chống sạt lở bờ sông, bờ biển.
Việt Nam và Đan Mạch cam kết sẽ thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực giảm phát thải khí nhà kính để hỗ trợ Việt Nam phát triển nền kinh tế ít các-bon, thích ứng với biến đổi khí hậu...
Tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XV, đại biểu Lê Đào An Xuân bày tỏ rằng, thực tế hiện nay rác thải nhựa đã và đang là vấn nạn lớn đối với môi trường, đặc biệt là các tỉnh ven biển. Do đó, các vị đại biểu đề nghị Quốc hội chỉ đạo tổ chức giám sát việc thực hiện các quy định về giảm thiểu rác thải nhựa trong Luật Bảo vệ môi trường.
Ngày 6/10/2023, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) đã công bố báo cáo mới nhất về tình trạng trẻ em phải chuyển chỗ ở trong bối cảnh khí hậu thay đổi.
Để bảo vệ môi trường biển trước ô nhiễm rác thải nhựa, Luật Bảo vệ môi trường 2020 đã dành 01 điều (Điều 73) quy định về giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựa, phòng, chống ô nhiễm rác thải nhựa đại dương.
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, vì vậy, để quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên này, mỗi quốc gia trên thế giới đều có những quy định quản lý cụ thể. Việt Nam là đất nước đang phát triển với tốc độ đô thị hóa nhanh, do đó, nghiên cứu kinh nghiệm quản lý đất đai của một số nước trên thế giới, từ đó đề xuất những gợi ý cho Việt Nam là việc làm có ý nghĩa trong quá trình đưa nước ta đô thị hóa theo hướng bền vững.