Ngành Tài chính Việt Nam thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất ở miền Bắc và năm đầu cả nước có chiến tranh (1961 - 1965)

Việt Hùng

Nhiệm vụ trọng tâm được Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III xác định là thực hiện Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965) ở miền Bắc và đấu tranh hòa bình thống nhất đất nước. Các chính sách và nguồn lực tài chính thời kỳ này đã tập trung xây dựng cơ sở vật chất cho sự nghiệp công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc với hàng loạt chỉ tiêu lớn, đồng thời ứng phó nhanh khi chiến tranh phá hoại lan rộng.

Đồng chí Hoàng Anh - Bộ trưởng Bộ Tài chính báo cáo với Bác Hồ về công tác tài chính (năm 1964).
Đồng chí Hoàng Anh - Bộ trưởng Bộ Tài chính báo cáo với Bác Hồ về công tác tài chính (năm 1964).

Cải tiến chế độ huy động  và sử dụng nguồn lực tài chính

Đầu năm 1961, chính sách áp dụng thí điểm chế độ thu mới đối với xí nghiệp quốc doanh ra đời, thay thế thuế doanh nghiệp, thuế hàng hóa thu qua nhiều khâu. Tiếp đó, đối với kinh tế tập thể và cá thể, chế độ thu tài chính để phù hợp đã được thay thế và bổ sung một số nội dung nhằm vừa bảo đảm nguồn thu cho ngân sách nhà nước (NSNN), vừa tăng cường củng cố quan hệ sản xuất mới trong nông nghiệp và thủ công nghiệp.

Để động viên và phân phối nguồn lực tài chính hợp lý, tháng 10/1961, Bộ Tài chính đã xây dựng, tham mưu trình Chính phủ ban hành Nghị định số 168/CP về Điều lệ lập và chấp hành ngân sách, quy định rõ nội dung các khoản thu, chi được ghi vào dự án ngân sách, trình tự và thời hạn lập, trách nhiệm của các ngành, các cấp trong việc lập và chấp hành ngân sách, đồng thời ghi rõ NSNN gồm 2 cấp là trung ương và địa phương (khu, tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương). Điều lệ này đã góp phần làm cho NSNN phục vụ đắc lực cho sự nghiệp xây dựng kinh tế trong thời kỳ kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965).

Việc kịp thời điều chỉnh và xây dựng chính sách thu mới khiến giai đoạn 1961-1965, tỷ lệ động viên tài chính trong thu nhập quốc dân đạt 28-30%, cao hơn 2-3% so với giai đoạn 1958-1960. Thu trong nước tăng lên nhanh chóng và chiếm tỷ trọng từ 70-80% tổng số thu NSNN, trong đó số thu từ kinh tế quốc doanh 1961-1965 bằng 2,2 lần số thu cùng loại giai đoạn 1958-1960. Bình quân trong 5 năm đó, số thu từ kinh tế quốc doanh chiếm 85% tổng số thu NSNN; trong đó số thu từ kinh tế quốc doanh 1961-1965 bằng 2,2 lần số thu cùng loại giai đoạn 1958-1960. Bình quân trong 5 năm đó, số thu từ kinh tế quốc doanh chiếm 85% tổng số thu trong nước.

Thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa (XHCN) ở miền Bắc trong những năm 1961- 1964, có đến 3/4 tổng số chi NSNN cho công nghiệp được tập trung cho công nghiệp nặng (20% dành cho ngành Điện lực; gần 30% dành cho ngành Luyện kim; 16% dành cho ngành Than; 17% dành cho ngành Hóa chất phân bón; 6% dành cho ngành Cơ khí và 5% dành cho ngành Vật liệu xây dựng). Các khu công nghiệp và các nhà máy lớn như: Gang thép Thái Nguyên, Thủy điện Thác Bà, Phân đạm Bắc Giang... đã hoàn thành và đưa vào sản xuất.

Số đầu tư của NSNN vào nông nghiệp (kể cả trực tiếp và gián tiếp) tăng nhanh qua các năm. Với chủ trương mở rộng tín dụng dài hạn đối với kinh tế tập thể, đặc biệt trong khu vực nông nghiệp, ngân sách đã tăng mạnh số vốn chuyển sang ngân hàng để cho vay, năm 1964 tăng gấp 4,5 lần so với năm 1960.

Tiếp tục đổi mới chế độ quản lý tài chính

Đi đôi với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân, yêu cầu và phạm vi của công tác kế toán ngày càng được mở rộng và phức tạp hơn. Tháng 10/1961, Hội đồng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 175/CP quy định Điều lệ Tổ chức kế toán nhà nước.

Tiếp đó, Bộ Tài chính đã liên tục ban hành các văn bản: Chế độ kế toán kho hàng hóa (Quyết định số 259-TC/CĐKT ngày 23/08/1962); Chế độ tạm thời về kiểm tra kế toán (Quyết định số 714-QĐ/TC/ CĐKT ngày 22/11/1962); Thể lệ kiểm kê tài sản (Quyết định số 732-TC/CĐKT ngày 01/12/1962); Chế độ chứng từ và sổ sách kế toán (Quyết định số 7/ TC/CĐKT ngày 21/02/1964) và các chế độ kế toán đặc thù cho các ngành.

Công tác kế toán thực sự trở thành một công cụ hữu hiệu trong quản lý kinh tế, giữ vai trò rất quan trọng trong việc tích lũy, quản lý, phân phối và sử dụng vốn, trong việc giám sát và thúc đẩy sản xuất, lưu thông, tác động mạnh mẽ đến toàn bộ nền kinh tế quốc dân.

Hệ thống Bảo hiểm xã hội và Bảo Việt cũng được xây dựng, kiện toàn trong giai đoạn này khi Bộ Tài chính tham mưu xây dựng để tháng 12/1961, Chính phủ ban hành Điều lệ tạm thời về chế độ Bảo hiểm xã hội đối với công nhân, viên thu trong nước.

Thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa (XHCN) ở miền Bắc trong những năm 1961- 1964, có đến 3/4 tổng số chi NSNN cho công nghiệp được tập trung cho công nghiệp nặng (20% dành cho ngành Điện lực; gần 30% dành cho ngành Luyện kim; 16% dành cho ngành Than; 17% dành cho ngành Hóa chất phân bón; 6% dành cho ngành Cơ khí và 5% dành cho ngành Vật liệu xây dựng). Các khu công nghiệp và các nhà máy lớn như: Gang thép Thái Nguyên, Thủy điện Thác Bà, Phân đạm Bắc Giang... đã hoàn thành và đưa vào sản xuất, lưu thông, tác động mạnh mẽ đến toàn bộ nền kinh tế quốc dân.

Hệ thống Bảo hiểm xã hội và Bảo Việt cũng được xây dựng, kiện toàn trong giai đoạn này khi Bộ Tài chính tham mưu xây dựng để tháng 12/1961, Chính phủ ban hành Điều lệ tạm thời về chế độ Bảo hiểm xã hội đối với công nhân, viên chức nhà nước. Đồng thời, nhận thấy được sự cần thiết phải có quỹ dự trữ nhà nước về bảo hiểm để bù đắp những thiệt hại do thiên tai và tai nạn bất ngờ gây ra đối với tài sản hàng hóa và tính mạng con người, Chính phủ ban hành Nghị định thành lập Công ty Bảo hiểm Việt Nam trực thuộc Bộ Tài chính.

Việc cấp phát vốn xây dựng cơ bản (XDCB) cũng được chuyển từ cấp phát theo thực tế chi phí sang cấp phát theo khối lượng công trình. Tháng 5/1963, Thủ tướng Chính phủ ban hành Thông tư số 30/TTg hướng dẫn chế độ cấp phát theo khối lượng công trình và chế độ quản lý, kiểm soát chi tiêu quỹ tiền lương trong XDCB, nhằm tăng cường trách nhiệm của các xí nghiệp xây lắp và các đơn vị liên quan, ngăn chặn lãng phí, thiệt hại trong XDCB.

Tài chính chuyển hướng phục vụ  bảo vệ miền Bắc, chi viện cho miền Nam

Ngày 5/8/1964, giữa lúc công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc đang đạt được nhiều thắng lợi thì đế quốc Mỹ dựng lên "sự kiện Vịnh Bắc Bộ" rồi cho máy bay đánh phá một số địa phương và cơ sở kinh tế miền Bắc. Từ tháng 2/1965, đế quốc Mỹ liên tục cho máy bay, tàu chiến leo thang đánh phá toàn miền Bắc. Điều này đã khiến kế hoạch 5 năm lần thứ nhất bị tác động lớn và đặt ra thử thách cao độ cho toàn Đảng, toàn dân ta trong chặng đường xây dựng, bảo vệ miền Bắc, đồng thời phải dồn lực chiến đấu với kẻ thù ở cả hai miền Nam - Bắc, quyết tâm hoàn thành sứ mệnh thống nhất đất nước.

Tháng 7/1965, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Thông tư số 81/TTg chế độ huy động khẩn cấp nhân lực, vật lực ở địa phương, bảo đảm cho Nhà nước có thể động viên nhanh chóng theo yêu cầu của sản xuất, chiến đấu trong giai đoạn mới. Sự chi viện của các nước XHCN anh em và bè bạn trên thế giới cho Việt Nam tăng vọt: số thu viện trợ trong tổng số thu NSNN từ năm 1961 đến năm 1964 chiếm khoảng 20% thì đến năm 1965 tăng lên 42,3%.

Tháng 8/1965, Chính phủ đã có Thông tư số 522 hướng dẫn cụ thể việc áp dụng đơn giá và định mức XDCB ở những vùng có chiến sự. Từ tháng 10/1964 đến tháng 5/1965, Chính phủ và liên bộ cũng đã ban hành Nghị định số 161/CP, Thông tư liên bộ số 104/ LBQĐ và Thông tư số 51/TTg-NC quy định một loạt chính sách ưu đãi đối với lực lượng vũ trang hy sinh xương máu vì sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước.

Mặc dù kế hoạch 5 năm lần thứ nhất mới thực hiện được 4 năm, nhưng tài chính nhà nước đã giúp nhiều mục tiêu chủ yếu hoàn thành như có đến 80% hợp tác xã nông nghiệp chuyển từ bậc thấp lên bậc cao. Cuối năm 1965, miền Bắc có 640 hợp tác xã đạt và 162 xã vượt năng suất 5 tấn/ha/năm. Về công nghiệp, đầu năm 1965, miền Bắc đã có 1.045 xí nghiệp, trong đó có 250 xí nghiệp Trung ương thuộc các ngành cơ khí, luyện kim, hoá chất; công nghiệp nhẹ, đáp ứng 90% hàng hóa tiêu dùng. Đời sống của nhân dân được cải thiện rõ rệt...