Sự kiện kinh tế - tài chính thế giới tuần từ 25 - 30/01/2016
KINH TẾ - TÀI CHÍNH THẾ GIỚI |
Nội dung |
Tăng trưởng - Lạm phát |
Tăng trưởng Mỹ La-tinh và Caribe: Tăng trưởng GDP trong năm 2016 sẽ duy trì mức -0,3% so với năm 2015, lần đầu tiên khu vực này chứng kiến 2 năm suy giảm kinh tế liên tiếp kể từ cuộc khủng hoảng nợ nước ngoài trong giai đoạn 1982 - 1983. (Theo IMF ngày 22/01) Đức: Tăng trưởng kinh tế đạt 1,7%, giảm 0,1% so với dự báo đưa ra trong tháng 10/2015. (Theo Chính phủ Đức ngày 27/01) Nga: GDP đã giảm 3,7% trong năm 2015, mức giảm mạnh nhất kể từ năm 2009 (Theo Cơ quan Thống kê Nga ngày 24/01) Ấn Độ: Kinh tế Ấn Độ sẽ tăng trưởng nhanh nhất thế giới năm 2016 khi nước này đang chiếm hơn 70% GDP của khu vực Nam Á. Dự báo tăng trưởng năm 2016 sẽ đạt 7,3%; năm 2017 là 7,5% (Theo Liên hợp quốc ngày 22/01). Hàn Quốc: Năm 2015, tăng trưởng kinh tế chỉ đạt mức 2,6%, thấp hơn mức 2,7% dự báo trước đó và 3,3% của năm 2014, là mức tăng trưởng thấp nhất kể từ năm 2012. Dự báo năm 2016, kinh tế sẽ tăng trưởng trở lại, đạt khoảng 3%. (Theo NHTW Hàn Quốc - BOK ngày 26/01)
Lạm phát Hoa Kỳ: CPI trong tháng 12/2015 đã giảm 0,1% so với tháng 11. (Theo Bộ Lao động Hoa Kỳ ngày 20/01/2016) |
Dầu thô |
Nhiều chuyên gia cho rằng, đã tới thời điểm các nước sản xuất dầu mỏ trên thế giới cắt giảm sản lượng khai thác, trong bối cảnh giá dầu liên tiếp lập “đáy” mới trong thời gian gần đây, gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho các nhà sản xuất cũng như người lao động. Lợi nhuận kinh doanh thấp khiến 250.000 người trong ngành đã mất việc làm, trong đó có khoảng 50.000 người ở Texas (Hoa Kỳ).Dự đoán số người thất nghiệp sẽ tăng lên, trong bối cảnh giá dầu sụt giảm khiến nhiều công ty bị phá sản hoặc buộc phải thu hẹp hoạt động. |
Trong tuần kết thúc ngày 22/01, dự trữ dầu của Hoa Kỳ đã tăng 8,4 triệu thùng, lên 494,9 triệu thùng, mức cao nhất được ghi nhận trong lịch sử. Điều này phản ánh nhu cầu dầu giảm mạnh tại Hoa Kỳ, tiếp tục tạo áp lực làm hạ giá dầu. (Theo Bộ Năng lượng Hoa Kỳ) |
|
Tính chung cả tuần (25- 29/01), giá dầu WTI tăng 4,4% nhưng giảm 9,2% trong tháng 01/2016; giá dầu Brent tăng 7,9%, nhưng giảm 7,8% trong tháng 1. Chốt phiên ngày 29/01, giá dầuvượt mốc 35 USD/thùng, tăng 25% so với mức đáy 12 năm vào đầu tháng 1, trước triển vọng thỏa thuận giữa các nước xuất khẩu chủ chốt về việc cắt giảm sản lượng, giải quyết tình trạng dư cung. Cụ thể: - Giá dầu WTI giao tháng 3/2015 tăng 40 cent (1,2%), lên 33,62 USD/thùng, cao nhất kể từ ngày 06/01. - Giá dầu Brent giao tháng 3/2016 tăng 85 cent (2,5%), lên 34,74 USD/thùng, cao nhất kể từ ngày 05/01.
|
|
Chứng khoán |
Tính chung cả tuần, chứng khoán Hoa Kỳ tăng điểm do được hỗ trợ từ sự tăng trưởng của nhóm cổ phiếu năng lượng và chính sách lãi suất âm được BOJ áp dụng. Trong đó, Dow Jones tăng 2,3%; S&P tăng 1,7% và Nasdaq tăng 0,5%. Chốt phiên ngày 29/01, các chỉ số: + Dow Jones tăng 2,47% lên 16.466,3 điểm. + S&P 500 tăng 2,48% lên 1.940,24 điểm. + Nasdaq Composite tăng 2,38% lên 4.613,95 điểm. Tuy nhiên, cả tháng 01/2016, Dow Jones vẫn giảm 5,5% và Nasdaq giảm 7,9%. |
Tính chung trong tuần qua, chứng khoán châu Á tăng điểm, MSCI châu Á - Thái Bình Dương tăng 2,44%, lên 121,39 điểm. Các thị trường chính: + Nikkei 225 (Nhật Bản) giảm 0,35%, xuống 2.709,46 điểm; + Shanghai Composite (Trung Quốc) giảm 5,33%, xuống 2.709,46 điểm; + Hang Seng (Hong Kong) tăng 0,96%, lên 19.629,48 điểm; + Kospi (Hàn Quốc) giảm 0,42%, xuống 1.915,75 điểm; + S&P/ASX 200 (Australia) tăng 2,72%, lên 5.060,4 điểm. |
|
Ngành thép |
Tổng sản lượng thép toàn cầu trong năm 2015 đạt 1,62 tỷ tấn, giảm 2,8% so với năm 2014, ghi nhận lần suy giảm đầu tiên trong 5 năm, phản ánh tình trạng suy yếu của kinh tế toàn cầu. Trong đó, Trung Quốc: Đạt 803,8 triệu tấn, giảm 2,3% so với năm 2014, lần giảm đầu tiên kể từ năm 1981; Nhật Bản: Giảm 5% so với năm 2014; Ấn Độ: Giảm 2,3%; EU và Bắc Mỹ: Giảm lần lượt 1,8% và 8,6%. (Theo Hiệp hội Thép Thế giới - WSA) |
Châu Á |
Châu Á - Thái Bình Dương Các công ty đa quốc gia siêu nhỏ đang phát triển bùng nổ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương. - 63% doanh nghiệp này ghi nhận mức tăng trưởng doanh thu hàng năm so với 50% các doanh nghiệp vừa và nhỏ. - 58% các công ty xuất khẩu đạt mức tăng trưởng doanh thu hàng năm, so với chỉ 36% các công ty không xuất khẩu, cho thấy sự chênh lệnh lớn về tốc độ tăng trưởng giữa các công ty đa quốc gia siêu nhỏ xuất khẩu hàng hóa so với các công ty không có hoạt động xuất khẩu. Phần lớn các công ty này lựa chọn phát triển thị trường trong khu vực, giúp tăng cường khả năng liên kết trong khu vực, góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng hành lang thương mại xuyên Á. (Theo FedEx Express - FedEx)
Malaysia - Malaysia sẽ tụt lại sau Việt Nam nếu không phê chuẩn TPP. Nguyên nhân: (i) 30 năm trước, Malaysia, Hàn Quốc, Singapore và Đài Loan cùng có tốc độ phát triển như nhau. Hiện nay, Malaysia vẫn nằm trong nhóm nước thu nhập trung bình trong khi 3 nước và vùng lãnh thổ kia đã trở thành các nền kinh tế phát triển,; (ii) Việt Nam đang thực hiện chính sách mở cửa và ngày càng tích cực trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài. (Theo Bộ trưởng Thương mại Quốc tế và Công nghiệp Malaysia Mustapa Mohamed ngày 26/01) - Ngày 28/01, Thượng viện Malaysia đã thông qua dự luật cho phép Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Quốc tế, ông Mustapa Mohamad ký Hiệp định TPP tại New Zealand vào ngày 04/02/2016.
Singapore - Tăng trưởng việc làm của nước này chỉ ở mức 0,9% (31.800 người), thấp hơn nhiều so với con số 96.000 người trong năm 2014, mức thấp nhất kể từ năm 2003, trong đó số lượng lao động nước ngoài tăng 22.600 người (tương đương 2%), thấp hơn mức tăng 26.000 người của năm 2014 và 48.400 người của năm 2013; việc làm của người dân địa phương chỉ tăng 100 người. - Tỷ lệ thất nghiệp là 1,9%, tương đương với năm 2014, do: (i) Kinh tế toàn cầu suy yếu; (ii) Tăng trưởng kinh tế Singapore chậm lại; (iii) Chính sách thắt chặt nguồn cung lao động nước ngoài. (Theo Bộ Nhân lực Singapore - MOM ngày 28/01)
Thái Lan Ấn Độ đã vượt qua Thái Lan, trở thành nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, với 10,2 triệu tấn trong năm 2015. Thái Lan đứng ở vị trí thứ 2, với 9,8 triệu tấn, giảm so với 10,9 tấn năm 2014. Việt Nam đứng thứ 3 với 6,4 triệu tấn. (Theo Chủ tịch Hiệp hội Xuất khẩu gạo Thái Lan, ông Charoen Laothammathatcho ngày 27/01)
Saudi Arabia: Giá dầu xuống thấp nhất trong hơn một thập kỷ trở lại đây đã gây sức sức ép lớn đối với nền kinh tế của Saudi Arabia, tạo ra mức thâm hụt ngân sách hàng năm gần 100 tỷ USD. Đây được coi là thách thức kinh tế lớn nhất đối với nước này trong nhiều năm qua. Do đó, nhằm giảm thâm hụt ngân sách, giảm phụ thuộc vào giá dầu, ngày 25/01, Saudi đã công bố kế hoạch chuyển đổi mô hình kinh tế tập trung: - Chú trọng phát triển các ngành công nghiệp từ công nghệ thông tin đến chăm sóc sức khỏe, du lịch, đóng tàu... - Thúc đẩy tăng trưởng và tạo việc làm tại khu vực tư nhân. - Chuyển đổi các cơ sở chăm sóc y tế quốc gia thành các công ty thương mại độc lập. - Tổ chức các chương trình đào tạo giáo dục và dạy nghề để giúp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. |
Châu Âu |
Đức - Trong năm 2015, lượng vàng dự trữ được chuyển về Đức là 210 tấn, trong đó có khoảng 110 tấn từ Pháp, 100 tấn từ Hoa Kỳ.Lũy kế từ năm 2013, Bundesbank đưa về Frankfurt 366,3 tấn vàng, trong đó 177,3 tấn từ Paris và 189 tấn từ New York. Với tổng lượng vàng đạt 3.381 tấn tính đến tháng 01/2016, Đức hiện là nước có lượng vàng dự trữ quốc gia lớn thứ hai thế giới sau Hoa Kỳ.(Theo NHTW Đức - Bundesbank ngày 27/01) - Trong 10 năm tới, quốc gia này sẽ đầu tư bổ sung 600 tỷ euro (653,28 tỷ USD) tập trung vào cơ sở hạ tầng, nghiên cứu, giáo dục nhằm hiện đại hóa nền kinh tế. Trong đó, khoảng 100 tỷ euro (108,88 tỷ USD) được đầu tư nâng cấp hệ thống đường truyền dữ liệu. (Theo Bộ Kinh tế và Năng lượng liên bang Đức) - Năm 2016, tỷ lệ thất nghiệp ước sẽ giảm xuống còn 6,4%, do: (i) Một số yếu tố hỗ trợ tăng trưởng đang diễn biến thuận lợi; (ii) NSNN năm 2015 ở cấp liên bang, các bang, địa phương và quỹ bảo hiểm xã hội được cân bằng trong năm thứ 4 liên tiếp và không phát sinh thêm nợ mới trong năm 2016. (Theo Chính phủ Đức)
Pháp Tỷ lệ thất nghiệp năm 2015 đã lên mức cao kỷ lục với 3,59 triệu người chưa có việc làm. Nếu tính thêm cả những người lao động bán thời gian, con số thất nghiệp còn tăng lên đến 5,48 triệu người, cũng là một mức cao chưa từng có. Tỷ lệ thất nghiệp ở giới trẻ dưới 25 tuổi năm 2015 giảm 4% so với năm 2014, song tỷ lệ này ở những người trên 50 tuổi lại tăng 8,4%. (Theo Bộ Lao động Pháp ngày 27/01)
Anh Anh sẽ phải đối mặt với nguy cơ bất ổn về tài chính nếu rời khỏi EU, theo đó, kinh tế sẽ khó tìm được những nguồn lực bổ sung để bù đắp thâm hụt ngân sách, khi vốn đầu tư nước ngoài rút mạnh và lãi suất duy trì ở mức cao. Hiện BoE đã tính đến phương án đảm bảo nguồn tiền cho hệ thống ngân hàng trong trường hợp các nhà đầu tư ngoại ồ ạt rút vốn khỏi Anh. (Theo Thống đốc NHTW Anh - Mark Carney ngày 26/01)
Phần Lan Thống kê mới nhất về chỉ số tiền số (DMI) năm 2015, bao gồm tất cả giao dịch không thanh toán bằng tiền mặt hoặc séc - do Citigroup và Đại học Imperial College London (Anh) thực hiện cho thấy, mức độ sử dụng phương thức thanh toán số giữa các quốc gia có khoảng cách ngày càng lớn. Trong đó, Phần Lan đứng đầu về DMI năm thứ 3 liên tiếp; thứ 2 là Singapore; thứ 3 là Hoa Kỳ. Anh tăng 3 bậc lên vị trí thứ 4 trong năm 2015. Các nước kém phát triển nhất không có sự cải thiện nào so với năm 2014. Citigroup ước tính, thế giới có thể tiết kiệm 150 tỷ USD mỗi năm bằng việc số hóa 1/4 các thanh toán này. (Theo Thời báo Tài chính - Anh ngày 26/01)
Ukraine Lộ trình phát triển kinh tế năm 2016 của Chính phủ Ukraine đã được công bố, nhằm phát triển kinh tế và cải thiện đời sống của người dân, các mục tiêu chính gồm: Tạo ra nhiều việc làm mới; gia nhập các thị trường xuất khẩu mới; cải thiện giáo dục và y tế; phát triển cơ sở hạ tầng; đơn giản hóa các dịch vụ hành chính. Để đạt được những mục tiêu trên, Ukraine sẽ tiếp tục thực hiện các biện pháp nhằm: (i) Thúc đẩy những cải cách tài chính được đưa ra năm 2015, đặc biệt tập trung vào việc thực thi các cải cách về thuế, pháp lý và sự phân quyền. (ii) Tăng cường chống tham nhũng thông qua việc thu hút các chuyên gia nước ngoài và thiết lập sự hợp tác chặt chẽ hơn giữa Chính phủ với các doanh nghiệp. (Theo Thủ tướng Ukraine Arseny Yatsenyuk ngày 25/01) |
Hoa Kỳ |
- Trong tháng 12/2015, số nhà được khởi công xây dựng (sau khi đã được điều chỉnh theo mùa) đã giảm 2,5%, xuống 1,15 triệu căn, do yếu tố thời tiết. - Trong tháng 11/2015, số nhà được cấp phép xây dựng giảm 3,9%, xuống 1,23 do số giấy phép xây dựng nhà dành cho nhiều gia đình giảm. Cùng với các số liệu yếu kém về doanh số bán lẻ, sản xuất công nghiệp, xuất khẩu, dự trữ và chế tạo, báo cáo về hoạt động xây dựng nhà ở đã cho thấy, kinh tế Hoa Kỳ đang tăng trưởng chậm lại. Tuy nhiên, các nhà kinh tế cho rằng, sự giảm sút này là tạm thời cho đến khi thị trường lao động sôi động và số người lập gia đình tăng trở lại. (Theo Bộ Thương mại Hoa Kỳ) |
Trung Quốc |
Trong tháng 12/2015, đã có 158,7 tỷ USD chảy khỏi Trung Quốc, mức thoái vốn trong tháng lớn thứ 2 của năm 2015, sau dòng vốn chảy đi 194,3 tỷ USD của tháng 9, nâng tổng số vốn rút khỏi nước này trong năm 2015 lên mức khoảng 1 nghìn tỷ USD, tăng gấp hơn 7 lần so với năm 2014 (134,3 tỷ USD). Nguyên nhân là do tăng trưởng kinh tế Trung Quốc giảm tốc và thị trường chứng khoán lao dốc. (Theo ước tính của Hãng tin Bloomberg) |
Ngày 26/01, NHTW Trung Quốc (PBOC) đã "bơm" vào hệ thống tài chính 440 tỷ NDT (khoảng 67 tỷ USD), lượng tiền nhiều nhất trong một ngày kể từ tháng 02/2013 nhằm giảm căng thẳng về tiền mặt trước Tết Nguyên đán. - Bơm 360 tỷ NDT (tương đương 55 tỷ USD) dưới hình thức mua trái phiếu của các ngân hàng thương mại theo hợp đồng mua lại kỳ hạn 28 ngày với lãi suất 2,6%. - Bơm 80 tỷ NDT (khoảng 12 tỷ USD) theo hợp đồng mua lại kỳ hạn 7 ngày với lãi suất 2,25%. PBOC cho biết, việc bơm tiền mặt vào hệ thống tài chính này có thể được xem như biện pháp thay thế việc cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc. |
|
Trong năm 2015, dự trữ ngoại hối của Trung Quốc đã giảm 513 tỷ USD, còn 3,33 nghìn tỷ USD, đánh dấu năm giảm đầu tiên kể từ 1992, nhằm phục vụ cho việc giảm biến động tỷ giá đồng NDT. Dự báo, dự trữ ngoại hối của Trung Quốc sẽ sụt giảm 300 tỷ USD trong năm 2016, về ngưỡng 3 nghìn tỷ USD. Theo một số nhà phân tích, mức dự trữ như vậy có nguy cơ làm giảm niềm tin vào khả năng của PBoC trong việc bảo vệ tỷ giá đồng nội tệ. |
|
Nhật Bản |
Thâm hụt thương mại trong năm 2015 là 2.830 tỷ yên (23,8 tỷ USD), do giá trị nhập khẩu năng lượng giảm trong khi xuất khẩu ô tô tăng.Đây là mức thâm hụt thương mại thấp nhất trong 4 năm qua. So cùng kỳ năm 2014, kim ngạch xuất khẩu tăng 3,5% trong khi nhập khẩu giảm 8,7%.Năm 2014, thâm hụt thương mại của Nhật Bản đạt con số kỷ lục là 12.800 tỷ yên. (Theo Bộ Tài chính Nhật Bản ngày 25/01) |
Nga |
Trong tháng 12/2015, doanh số bán lẻ đã giảm 15% so với cùng kỳ năm 2014; lượng vốn đầu tư vào nền kinh tế cũng giảm 8,7%. Theo William Jackson, chuyên gia kinh tế tại Capital Economics, những số liệu kinh tế yếu kém cho thấy rủi ro lớn về việc nền kinh tế Nga lâm vào suy thoái năm thứ 2 liên tiếp. IMF dự báo, trong năm 2016, nền kinh tế Nga sẽ tiếp tục giảm 1% trước khi tăng trưởng trở lại ở mức khiêm tốn 1% vào năm 2017. (Theo Cơ quan Thống kê Nga ngày 24/01) |
Ngày 28/01, Bộ Phát triển Kinh tế Nga cam kết chi 750 tỷ ruble trong năm 2016 (tương đương 9,8 tỷ USD) (trong đó, 310 tỷ ruble là ngân sách đã cấp cho các địa phương nhưng chưa chi hết) để đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính sau khi giá dầu mỏ lao dốc và đồng ruble mất giá, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tăng trưởng kinh tế Nga. Kế hoạch chống khủng hoảng tập trung hỗ trợ các ngành kinh tế chủ chốt gặp khó khăn nhất như nông nghiệp, chế tạo ôtô; thực hiện các biện pháp hỗ trợ xã hội và cải cách cơ cấu. |
|
Mexico |
Trong năm 2015, thâm hụt thương mại đã lên tới gần 14,5 tỷ USD - tăng hơn 407% so với gần 3 tỷ USD của năm 2014, mức cao nhất kể từ năm 1994. Trong đó: + Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt gần 381 tỷ USD, giảm hơn 4% so với năm 2014. + Tổng kim ngạch nhập khẩu trên 395 tỷ USD, giảm hơn 1% so với năm 2014. Nguyên nhân chủ yếu là do giá dầu thô sụt giảm mạnh trong năm 2015 khiến Tập đoàn Dầu khí Nhà nước Mexico (PEMEX) bị thâm hụt gần 9 tỷ USD, chiếm tới 68% tổng thâm hụt thương mại toàn quốc. (Theo Viện Thống kê và Địa lý Quốc gia Mexico - INEGI ngày 27/01) |
Úc |
Năm 2015, các nhà đầu tư đã rót 29 tỷ AUD (tương đương 20,3 tỷ USD) vào thị trường bất động sản Úc, tăng 20% trong 2 năm liên tiếp với 38% lượng vốn đến từ các nhà đầu tư nước ngoài, do tỷ suất lợi nhuận bất động sản vẫn tiếp tục ổn định và duy trì ở mức cao hơn nhiều so với đầu tư chứng khoán. Con số trên bao gồm hơn 17,2 tỷ AUD cho các giao dịch bất động sản là văn phòng, 4,8 tỷ AUD cho các giao dịch bất động sản khu công nghiệp và 7 tỷ AUD cho các giao dịch trung tâm bán lẻ. (Theo Công ty Bất động sản Savills Úc) |
Đàm phán - Ký kết |
OECD Ngày 27/01, có hơn 30 quốc gia thuộc OECD đã ký một thỏa thuận sẽ chia sẻ thông tin về các tập đoàn đa quốc gia, nhằm thúc đẩy sự minh bạch trong việc nộp thuế: - Các doanh nghiệp hay tập đoàn đa quốc gia sẽ phải báo cáo cho từng quốc gia cả doanh thu lẫn khoản thuế phải đóng. - Việc trao đổi thông tin sẽ được thực hiện từ năm 2017. Theo OECD, hàng năm Chính phủ các nước đã thất thu 100 - 240 tỷ USD, tương đương 4 - 10% nguồn thu thuế toàn cầu, do hành vi trốn thuế của các tập đoàn xuyên quốc gia như Apple, Facebook và Amazon.
Italy và EU Ngày 26/01, EU và Italy đã đạt được thỏa thuận về việc thiết lập một cơ chế bảo lãnh, nhằm giúp các ngân hàng Italy bán các khoản nợ xấu, ước tính lên đến 200 tỷ euro (tương đương 210 tỷ USD). Cơ chế bảo lãnh sẽ được thiết lập theo giá thị trường, do đó, sẽ không được coi là viện trợ nhà nước.
Trung Quốc và Ai Cập Ngày 21/01, 2 nước đã đưa ra cam kết thúc đẩy hợp tác song phương theo sáng kiến "Một vành đai, một con đường" của Trung Quốc, đồng thời ký kết 21 thỏa thuận hợp tác kinh tế - thương mại trị giá 15 tỷ USD, bao gồm các thỏa thuận liên quan đến dự án xây dựng thủ đô hành chính mới; thỏa thuận phát triển trung tâm thương mại và công nghiệp xung quanh khu vực Kênh đào Suez của Ai Cập.Theo đó, Trung Quốc sẽ cấp cho NHTW Ai Cập (CBE) và Ngân hàng Quốc gia Ai Cập (NBE) các khoản vay tương ứng là 1 tỷ USD và 700 triệu USD.
Trung Quốc và Các tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (ngày 21/01) cho biết, nước này sẽ hỗ trợ Các tiểu vương quốc Ả-rập giải quyết các vấn đề khó khăn của khu vực, nhất là hỗ trợ tài chính, cứu trợ nhân đạo, chống khủng bố và thúc đẩy phát triển, bao gồm: - Các khoản tín dụng trị giá 35 tỷ USD, trong đó vốn vay thương mại 10 tỷ USD, tín dụng ưu đãi 10 tỷ USD và khoản vay thúc đẩy công nghiệp hóa lên tới 15 tỷ USD. - 1 quỹ đầu tư chung trị giá 20 tỷ USD giữa Trung Quốc, Qatar và Các tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất.
Nhật Bản và Anh Tập đoàn Hitachi của Nhật Bản đã thương lượng thành công hợp đồng trị giá lên tới 1.000 tỷ yên (khoảng 8,42 tỷ USD) trong dự án xây dựng nhà máy điện nguyên tử tại Vương quốc Anh. Hợp đồng nằm trong kế hoạch xây dựng bốn lò phản ứng hạt nhân tiên tiến (ABWR), dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào năm 2020 với tổng kinh phí lên tới trên 3.000 tỷ yên và tạo thu nhập cho khoảng từ 300 - 500 doanh nghiệp của Nhật Bản. |
Chính sách
|
IMF IMF ngày 27/01 thông báo chương trình cải tổ hạn ngạch và quản trị, nhằm tăng gấp đôi nguồn tài chính của IMF lên 660 tỷ USD, đồng thời, tăng tỷ lệ đóng góp của các nền kinh tế mới nổi và các nước chưa được đại diện xứng đáng trong cơ cấu quản trị tổ chức này. Hoa Kỳ, Nhật Bản và Trung Quốc lần lượt là 3 quốc gia có hạn ngạch đóng góp và quyền lực bỏ phiếu lớn nhất tại IMF. Ấn Độ, Brazil và Nga nằm trong tốp 10 thành viên có vị thế nhất trong IMF.
Hoa Kỳ Ngày 27/01, FED tuyên bố tiếp tục duy trì lãi suất ở mức 0,25 - 0,5% (đưa ra vào tháng 12/2015), trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế Hoa Kỳ vẫn ở mức thấp trong giai đoạn cuối năm 2015 và xuất hiện nhiều rủi ro từ tình trạng giảm tốc của kinh tế Trung Quốc và giá dầu lao dốc.
Nhật Bản Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Taro Aso cho biết, nước này sẽ tăng thuế tiêu dùng từ 8% hiện nay lên 10% từ tháng 4/2017; trong đó, không đưa các mặt hàng thực phẩm vào dự thảo tăng thuế tiêu dùng, nhằm làm dịu bớt những tác động của việc tăng thuế đối với những người có thu nhập thấp. Ngoài ra, Bộ trưởng Chính sách kinh tế và tài chính Nhật Bản Akira Amari cho biết: - Sẽ giảm thuế doanh nghiệp xuống dưới 30% trong tài khóa 2016, để khuyến khích các công ty đẩy mạnh hoạt động đầu tư. - Đưa ra một chiến lược giúp lĩnh vực nông nghiệp của nước này tăng khả năng cạnh tranh và thu hút thêm đầu tư nước ngoài. |
Nhận định chuyên gia |
Tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) ở Davos, Thụy Sĩ ngày 22/01, các bộ trưởng thuộc khu vực giàu năng lượng đã khẳng định: Giá dầu mỏ thế giới giảm mạnh là một cơ hội để các quốc gia vùng Vịnh cắt giảm trợ cấp năng lượng và thực hiện các biện pháp cải cách kinh tế cần thiết. Nguyên nhân: (i) Tạo thuận lợi hơn cho việc bãi bỏ trợ cấp đối với các sản phẩm chất đốt cho người tiêu dùng. (ii) Là thời điểm phù hợp để thực hiện cải cách nhằm đưa ngân sách độc lập với nguồn thu từ dầu. |
Ngày 28/01, ông Laurence D. Fink - Chủ tịch Công ty Quản lý tiền tệ lớn nhất thế giới BlackRock Inc: Sẽ có khoảng 400 công ty năng lượng có thể phải đóng cửa bởi giá dầu thấp khiến họ không đủ khả năng trả nợ. Theo số liệu của Bloomberg, các nhà khai thác dầu mỏ độc lập của Hoa Kỳ đã thiệt hại khoảng 14 tỷ USD trong năm 2015 do giá dầu giảm mạnh. |
|
Ngân hàng Thế giới (Báo cáo Triển vọng các thị trường hàng hóa ngày 26/01): Quá trình phục hồi của giá dầu thế giới đang gặp trở ngại do tốc độ tăng trưởng chậm của các nền kinh tế mới nổi, trong khi thị trường tài chính biến động sẽ đẩy giá cả hàng hóa giảm sâu hơn nữa, gây ra hiệu ứng rộng, khiến kinh tế các nước xuất khẩu hàng hóa và nền kinh tế toàn cầu giảm tốc. Dự báo dầu thô trong năm 2016 sẽ ở mức 37 USD/thùng, thấp hơn con số 51 USD/thùng của dự báo trước đó; có thể tăng trở lại, lên mức 48 USD/thùng vào năm 2017, song vẫn duy trì dưới mức 104 USD/thùng của năm 2013. |
|
Ngân hàng Thế giới (Báo cáo triển vọng hàng quý ngày 26/01): Giá quặng sắt trung bình khoảng 42 USD/tấn trong năm 2016, giảm 25% so với năm 2015, do sự giảm tốc của kinh tế Trung Quốc khiến các doanh nghiệp của nước này - vốn là những khách hàng lớn nhất - hạn chế nhập khẩu, dẫn tới tình trạng thừa cung mặt hàng này. |