Sự kiện kinh tế - tài chính Việt Nam tuần từ 9 - 14/11/2015
KINH TẾ - TÀI CHÍNH VIỆT NAM |
Nội dung |
Chú thích |
Tổng cung |
||
Tăng trưởng |
Ngày 10/11, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2016 với các chỉ tiêu chủ yếu: - Tăng trưởng GDP khoảng 6,7%. - Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 10%. - Tỷ lệ nhập siêu so với kim ngạch xuất khẩu dưới 5%. - Tốc độ tăng giá tiêu dùng dưới 5%. - Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội khoảng 31% GDP. - Tỷ suất tiêu hao năng lượng trên một đơn vị GDP giảm 1,5% so với năm 2015. - Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giảm 1,3 - 1,5%, riêng các huyện nghèo giảm 4%. - Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị dưới 4%. |
|
Tổng cầu |
||
Đầu tư |
Trong 9 tháng đầu năm 2015, Việt Nam đã đầu tư 356,3 triệu USD ra nước ngoài. Riêng trong quý 3/2015, đầu tư 40 dự án sang 15 quốc gia và vùng lãnh thổ, với 17 lượt điều chỉnh vốn, tổng vốn đầu tư là 200,9 triệu USD. (Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư). Trong đó: (i) Mỹ là đối tác thu hút nhiều vốn nhất trong quý 3, với 9 dự án mới, tổng vốn đầu tư đăng ký là 50,6 triệu USD (chiếm hơn 25% tổng vốn đầu tư đăng ký). (ii) Lào với có 1 dự án mới và 4 lượt điều chỉnh. Tổng vốn đăng ký của nhà đầu tư Việt Nam tại thị trường này đạt 40,4 triệu USD (chiếm hơn 20%). (iii) Campuchia đứng thứ ba với 28,1 triệu USD (chiếm 14%). |
|
Trong tuần qua, một số dự án, kế hoạch đầu tư đã được Thủ tướng Chính phủ, Quốc hội phê duyệt: Cụ thể: - Thủ tướng Chính phủ đồng ý lựa chọn 8 nhóm khu kinh tế (KKT) ven biển trọng điểm để tập trung đầu tư phát triển từ nguồn NSNN giai đoạn 2016 - 2020. Trong đó: (i) Giai đoạn 2016 - 2017: Tập trung đầu tư phát triển từ nguồn NSNN để cơ bản hoàn thành các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội quan trọng của KKT; (ii) Giai đoạn 2018 - 2020: Tập trung đầu tư cho các KKT ven biển trọng điểm mới được bổ sung trong giai đoạn 2016 - 2020 gồm: KKT Nam Phú Yên, tỉnh Phú Yên, KKT Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh và KKT Định An, tỉnh Trà Vinh. - Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về Chương trình Mục tiêu Quốc gia giai đoạn 2016 - 2020 với 239.000 tỷ đồng để giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới. Bao gồm: (i) Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững thực hiện trên cả nước, có tổng mức vốnthực hiện từ ngân sách nhà nước tối thiểulà 46.161 tỷ đồng, trong đó, ngân sách trung ương là 41.449 tỷ đồng và ngân sách địa phương 4.712 tỷ đồng; (ii) Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới có tổng mức vốn thực hiện từ ngân sách nhà nước tối thiểu là193.155,6 tỷ đồng, trong đó, ngân sách trung ương là 63.156 tỷ đồng; ngân sách địa phương 130.000 tỷ đồng. - Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt: (i) Danh mục Dự án “Xây dựng năng lực cho việc phê chuẩn và thực hiện Nghị định thư Nagoya về tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích tại Việt Nam” do UNDP tài trợ không hoàn lại từ nguồn viện trợ của Quỹ Môi trường Toàn cầu (GEF), với tổng hạn mức vốn hơn 12,5 triệu USD và được thực hiện 4 năm tại Hà Nội, Lào Cai. (ii) Điều chỉnh danh mục Dự án “Trung tâm đào tạo nghề Việt Đức” sử dụng vốn ODA không hoàn lại của Chính phủ Đức giảm từ 2 triệu euro xuống còn 1,7 triệu euro (cắt giảm 300.000 euro chi cho mua sắm trang thiết bị). |
||
Xuất nhập khẩu |
- Trong tháng 10/2015, các doanh nghiệp Việt Nam đã xuất khẩu được 687.663 tấn gạo, trị giá 269,5 triệu USD. Tính chung 10 tháng năm 2015, tổng lượng gạo xuất khẩu đạt 5,038 triệu tấn, trị giá 2,079 tỷ USD (giá FOB), giảm trên 300.000 tấn và trên 300 triệu USD so với cùng kỳ năm 2014. (Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam - VFA). - Ngày 12/11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có quyết định về việc tạm ngừng nhập khẩu lúa mỳ từ Ukraine do lúa mỳ Ukraine bị nhiễm mọt thóc - đối tượng kiểm dịch thực vật của Việt Nam.Quyết định có hiệu lực sau 60 ngày kể từ ngày ký. |
|
Cân đối vĩ mô |
||
NSNN |
Ngày 11/11, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về dự toán NSNN năm 2016. Theo đó: + Tổng số thu cân đối NSNN là 1.014.500 tỷ đồng, nếu tính cả 4.700 tỷ đồng thu chuyển nguồn ngân sách địa phương từ năm 2015 sang năm 2016 thì tổng số thu NSNN là 1.019.200 tỷ đồng. + Tổng số chi cân đối NSNN là 1.273.200 tỷ đồng và mức bội chi NSNN là 254.000 tỷ đồng, tương đương 4,95% GDP. |
|
Giá vàng |
Tính từ đầu tuần, sau 5 phiên giảm giá liên tiếp, giá vàng SJC đã giảm 110 nghìn đồng/lượng. Trong phiên giao dịch cuối tuần (ngày 16/11), giá vàng được mua bán ở mức: + Công tySJCtại Hà Nội: 33,14 - 33,38 triệu đồng/lượng, tại thành phố Hồ Chí Minh: 33,14 - 33,36 triệu đồng/lượng. + Tập đoàn DOJI: 33,27 - 33,31 triệu đồng/lượng. + Công ty Bảo Tín Minh Châu: 33,28 - 33,32 triệu đồng/lượng. |
|
Tỷ giá |
Trong tuần, tỷ giá USD/VND được điều chỉnh tăng từ 10 đến 20 đồng/USD. Ngày cuối tuần (16/11), tỷ giá được các ngân hàng niêm yết ở mức: + Vietcombank: 22.390 - 22.470 đồng/USD. + Vietinbank: 22.395 - 22.465 đồng/USD. + BIDV, ACB và Eximbank: 22.390 -2 2.460 đồng/USD. + Tecombank: 22.345 - 22.465 đồng/USD. + DongABank: 22.390 - 22.460 đồng/USD. |
|
Tăng trưởng tín dụng/huy động |
Cơ quan Xếp hạng tín dụng - Fitch Ratings (ngày 9/11/2015) công bố đánh giá tín nhiệm đối với Việt Nam: - Nhà phát hành nợ dài hạn bằng ngoại tệ và nội tệ (IDRs) ở mức BB-, triển vọng ổn định. - Trái phiếu nội tệ và ngoại tệ không có bảo đảm, trần nợ đều ở mức BB-. - IDRs ngắn hạn đạt mức B. Xếp hạng IDRs với triển vọng ổn định của Việt Nam phản ánh sự cân bằng giữa sự ổn định và triển vọng của nền kinh tế vĩ mô thời gian gần đây với tỷ lệ nợ công cao, thâm hụt ngân sách khá lớn và các chỉ số cấu trúc kinh tế tương đối yếu. Ngoài ra, Fitch cũng đưa ra dự báo kinh tế Việt Nam trong năm 2015 - Thâm hụt ngân sách của Việt Nam sẽ đạt 6% GDP, giảm nhẹ so với mức 6,2% GDP ước tính năm 2014 (dựa trên số liệu đã điều chỉnh của hãng). - Củng cố ngân sách trong năm 2016 sẽ chỉ đạt 5,4% GDP, chủ yếu do giảm chi phí vốn ngoài ngân sách với kỳ vọng thâm hụt ngân sách quốc gia sẽ không có gì thay đổi so với năm 2015. - Kỳ vọng tổng nợ chính phủ (GGGD) tăng lên đến 49,3% GDP vào năm 2015 và ổn định ở mức khoảng 50% khi Chính phủ tiến tới đạt được các mục tiêu tài khóa trung hạn về giảm thâm hụt ngân sách xuống còn 4% GDP. - Cán cân tài khoản vãng lai của Việt Nam sẽ giảm xuống còn 0,8% GDP. |
|
Thị trường tài sản |
||
Trái phiếu |
Ngày 11/11, Quốc hội đồng ý đa dạng hóa kỳ hạn TPCP phát hành trong năm 2015 và năm 2016, trong đó: + Phát hành TPCP có thời hạn từ 3 năm đến dưới 5 năm với tỷ lệ không quá 30% tổng khối lượng TPCP phát hành; Từ 5 năm trở lên là 70%, đảm bảo theo quy định tại nghị quyết ngày 10/11/2014 của Quốc hội. + Chấp thuận phát hành TPCP ra thị trường vốn quốc tế để cơ cấu lại nợ trong nước và chỉ thực hiện trong năm 2015 và năm 2016, với tổng mức phát hành tối đa là 3 tỷ USD. |
|
Trong tuần, HNX đã tổ chức 4 phiên đấu thầu TPCP, trong đó KBNN có 2 phiên đấu thầu, Ngân hàng Chính sách xã hội có 1 phiên và Ngân hàng Phát triển Việt Nam có 1 phiên. Cụ thể: Kho bạc Nhà nước: (i) Ngày 9/11: Phát hành 5.000 tỷ đồng TPCP kỳ hạn 5 năm, với khối lượng trúng thầu 4.650 tỷ đồng, lãi suất 6,6%/năm (cao hơn 0,07%/năm so với lãi suất trúng thầu phiên ngày 4/11). (ii) Ngày 11/11: Phát hành 6.700 tỷ đồng gồm 2 loại kỳ hạn 5 năm (5.200 tỷ đồng) và 15 năm (1.500 tỷ đồng). Kết quả: + Kỳ hạn 5 năm: Huy động được 960 tỷ đồng, lãi suất trúng thầu 6,6%/năm (bằng với lãi suất trúng thầu phiên ngày 10/11/2015). + Kỳ hạn 15 năm: Huy động được 1.212,6 tỷ đồng, lãi suất trúng thầu 7,65%/năm (bằng với lãi suất trúng thầu phiên ngày 28/10/2015). Ngân hàng Chính sách xã hội: Ngày 9/11 phát hành 1.500 tỷ đồng TPCP bảo lãnh gồm 3 loại kỳ hạn: 3 năm (800 tỷ đồng), 5 năm (500 tỷ đồng) và 15 năm (200 tỷ đồng). Kết quả cụ thể: + Kỳ hạn 3 năm: Huy động được 400 tỷ đồng, lãi suất trúng thầu 6,38%/năm (thấp hơn 0,14%/năm so với lãi suất trúng thầu phiên ngày 2/11/2015). + Kỳ hạn 5 năm: Huy động được 500 tỷ đồng, lãi suất trúng thầu 7,25%/năm (thấp hơn 0,1%/năm so với lãi suất trúng thầu phiên ngày 2/11/2015). + Kỳ hạn 15 năm: Huy động được 110 tỷ đồng, lãi suất trúng thầu 8,05 %/năm. Ngân hàng Phát triển Việt Nam: Ngày 12/11 phát hành 5.300 tỷ đồng gồm 4 loại kỳ hạn: 3 năm (2.000 tỷ đồng), 5 năm (3.000 tỷ đồng), 10 năm (100 tỷ đồng) và 15 năm (200 tỷ đồng). Kết quả cụ thể: + Kỳ hạn 3 năm: Huy động được 1.000 tỷ đồng, lãi suất trúng thầu 6,39%/năm (bằng lãi suất trúng thầu phiên ngày 05/11/2015). + Kỳ hạn 5 năm: Huy động được 2.150 tỷ đồng, lãi suất trúng thầu 7,25%/năm (bằng lãi suất trúng thầu phiên ngày 05/11/2015). + Kỳ hạn 10 năm và 15 năm: Không trúng thầu. |
- Kể từ đầu năm 2015 đến 11/11, Kho bạc Nhà nước đã huy động thành công 121.437,11 tỷ đồng TPCP. - Từ đầu năm đến 9/11, Ngân hàng Chính sách xã hội đã huy động thành công 11.369 tỷ đồng TPCP bảo lãnh. - Tính chung từ đầu năm đến 12/11, Ngân hàng Phát triển Việt Nam đã huy động thành công 21.340,3 tỷ đồng TPCP bảo lãnh. |
|
Cổ phiếu |
Trong tuần từ 09 - 13/11, thị trường chứng khoán tăng, giảm trái chiều trên cả 02 sàn, cụ thể: + VN-Index: Giảm 0,18%, xuống 611,27 điểm. Tổng khối lượng hơn 641 triệu cổ phiếu, trị giá trên 11,4 tỷ đồng. + HNX-Index: Tăng 0,09%, lên 81,57 điểm. Tổng khối lượng hơn 211,9 triệu cổ phiếu, trị giá hơn 2,1 tỷ đồng. |
|
Trong tuần từ 09 - 13/11, khối ngoại bán ròng 358,5 tỷ đồng trên cả 02 sàn. Cụ thể: + HOSE:Khối ngoại bán ròng hơn 380 tỷ đồng, tương ứng khối lượng hơn 7,8 triệu cổ phiếu. + HNX:Khối ngoại mua ròng 21,5 tỷ đồng, tương ứng khối lượng là 1,1 triệu cổ phiếu. |
||
Nhận định chuyên gia |
Các chuyên gia kinh tế của tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế Fitch: Việt Nam, Paraguay và khu vực châu Phi hạ Sahara là 3 thị trường có tiềm năng tăng trưởng mạnh. Trong đó, Việt Nam là một trong số những quốc gia có tiềm năng tăng trưởng trung hạn thuận lợi nhất ở châu Á, dựa vào những căn cứ sau: (i) Việt Nam có lợi thế so sánh về giá nhân công thấp, nên đã thu hút nhiều công ty mở các cơ sở sản xuất cơ bản, do giá nhân công của Trung Quốc đã tăng cao và nền tảng sản xuất của quốc gia này đã dịch chuyển sang những sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao hơn. (ii) Dân số lớn (khoảng 90 triệu dân), lực lượng lao động đang ngày một phát triển. (iii) Điều kiện chính trị ổn định và vị trí chiến lược ở châu Á. (iv) TPP sẽ thúc đẩy tiềm năng tăng trưởng trung hạn của Việt Nam, do TPP sẽ hạ thấp các rào cản thương mại và giúp tiếp cận 1 số những thị trường tiêu dùng lớn nhất thế giới, trong đó có Mỹ, Nhật Bản, Canada và Australia. |
|
Chính sách |
Sửa đổi Nghị định số 59/2011/NĐ-CP Chính phủ vừa ban Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18/7/2011 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần. Cụ thể: + Đối với giá trị vốn góp vào CTCP chưa niêm yết, chưa đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán, Ban Chỉ đạo CPH doanh nghiệp xem xét trình cơ quan có thẩm quyền quyết định giá trị doanh nghiệp. + Đối với các TĐ, TCT nhà nước và một số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đặc biệt (như bảo hiểm, ngân hàng, viễn thông,…) thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ thì Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố lựa chọn sở giao dịch chứng khoán hoặc thuê tổ chức tài chính trung gian để thực hiện đấu giá. + Những doanh nghiệp thực hiện CPH nhưng chưa IPO trong thời gian 90 ngày kể từ khi có quyết định phương án CPH, được bán trước cổ phần cho người lao động, tổ chức công đoàn với giá bán cổ phiếu bằng 60% giá khởi điểm trong phương án CPH. Nghị địnhsố 101/2015/NĐ-CP Ngày 20/10/2015, Chính phủ ban hành Nghị địnhsố 101/2015/NĐ-CPvề cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư: + Việc cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư phải triển khai thực hiện theo dự án, không thực hiện việc xây dựng lại đơn lẻ từng nhà, trừ trường hợp chung cư độc lập là nội dung đáng chú ý tại Nghị định số 101/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư. + Miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất và tiền chuyển mục đích sử dụng đất (nếu có) đối với toàn bộ phần diện tích đất được giao trong phạm vi dự án cho doanh nghiệp kinh doanh bất động sản là chủ đầu tư dự án đầu tư cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư... Thông tư số 162/2015/TT-BTC Ngày 26/10/2015, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 162/2015/TT-BTC hướng dẫn việc chào bán chứng khoán ra công chúng, chào bán cổ phiếu để hoán đổi, phát hành thêm cổ phiếu, mua lại cổ phiếu, bán cổ phiếu quỹ và chào mua công khai cổ phiếu. Theo đó,điều kiện và hồ sơ đăng ký được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 58/2012/NĐ-CP, Thông tư số 130/2012/TT-BTC và Thông tư số 204/2012/TT-BTC. Điều chỉnh tiền lương Ngày 11/11, Quốc hội thống nhất giao Chính phủ thực hiện điều chỉnh tiền lương: + Từ ngày 1/1/2016: Đối với người có mức lương hưu, trợ cấp mất sức lao động dưới 2 triệu đồng/tháng và trợ cấp đối với giáo viên mầm non có thời gian công tác trước năm 1995 để lương hưu của các đối tượng này đạt mức lương cơ sở. + Từ ngày 1/1/2016 - 30/4/2016: Tiếp tục thực hiện mức điều chỉnh đối với các đối tượng lương hưu, trợ cấp ưu đãi người có công và tiền lương đối với cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang có thu nhập thấp (hệ số lương từ 2,34 trở xuống) như năm 2015. + Từ ngày 1/5/2016: Thực hiện điều chỉnh tăng mức lương cơ sở từ 1.150.000 đồng/tháng lên 1.210.000 đồng/tháng (tăng khoảng 5%) đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang có hệ số lương từ 2,34 trở lên. + Riêng lương hưu, trợ cấp ưu đãi người có công, tiếp tục giữ mức đã tăng 8% như đã thực hiện năm 2015. |