Giải pháp chuyển đổi số trong lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán tại Việt Nam

Giải pháp chuyển đổi số trong lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán tại Việt Nam

Thời kỳ mở cửa, hội nhập và cách mạng công nghệ số đã và đang tác động trực tiếp đến hoạt động kế toán, kiểm toán. Cụ thể, công nghệ số tác động đến quy trình, phương pháp, chức năng của hoạt động kế toán, kiểm toán để phù hợp với Chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế (IFRS). Điều đó hình thành nên xu hướng và tương lai của kế toán, kiểm toán trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Quản trị rủi ro tài chính tại các doanh nghiệp ngành Xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Quản trị rủi ro tài chính tại các doanh nghiệp ngành Xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Bài viết này nghiên cứu sự ảnh hưởng của các yếu tố như: cơ cấu nợ, khả năng thanh toán, khả năng sinh lời, khả năng hoạt động, cơ cấu nguồn vốn đến quản trị rủi ro tài chính của các doanh nghiệp ngành Xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Thông qua phân tích dữ liệu thu thập được từ 133 doanh nghiệp xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 2009-2019 tác giả nhận thấy, những doanh nghiệp có khả năng sinh lời, khả năng thanh toán, hiệu suất hoạt động, hệ số tự tài trợ cao, tỷ lệ đầu tư tài sản cố định tăng lên, thì sẽ ít đối diện với nguy cơ rủi ro tài chính.
Phát triển dịch vụ logistics trên thế giới và Việt Nam

Phát triển dịch vụ logistics trên thế giới và Việt Nam

Logistics là công cụ liên kết các hoạt động trong chuỗi giá trị toàn cầu và được doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế đa quốc gia sử dụng khá phổ biến trong nền kinh tế số. Với các tiến bộ công nghệ, đặc biệt là việc mở cửa thị trường ở các nước đang phát triển, logistics được các nhà quản lý, nhà hoạch định chính sách kinh tế coi như là công cụ, phương tiện liên kết các lĩnh vực khác nhau trong chiến lược doanh nghiệp. Logistic tạo ra sự hữu dụng về thời gian và địa điểm cho các hoạt động của doanh nghiệp. Phát triển dịch vụ logistic hiệu quả sẽ góp phần tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và nền kinh tế.
Nâng cao ý thức thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Việt Nam

Nâng cao ý thức thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Việt Nam

Việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (DN) là hành động giải quyết các vấn đề xã hội vì các mục đích từ thiện và nhân đạo. Thực hiện trách nhiệm xã hội (CSR) sẽ mang đến nhiều lợi ích, giúp quảng bá thương hiệu, tạo dựng niềm tin đối với công chúng và tăng lợi thế cạnh tranh cho DN. Mặc dù vậy, không phải DN nào tại Việt Nam cũng tuân thủ đạo đức trong kinh doanh, thực hiện trách nhiệm đối với xã hội. Xuất phát từ thực tế thực hiện trách nhiệm của mình với xã hội của các DN Việt Nam hiện nay, bài viết đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao ý thức, hỗ trợ các DN Việt Nam thực hiện hiệu quả trách nhiệm xã hội.
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam

Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam

Những năm qua, Việt Nam đã có nhiều cơ chế, chính sách thông thoáng để thu hút đầu tư nước ngoài. Hiện nay, các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã có mặt ở khắp các tỉnh, thành phố trên cả nước và đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội. Khái quát về các hình thức đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, bài viết phân tích những tồn tại, hạn chế của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và đưa ra giải pháp để loại hình doanh nghiệp này hoạt động hiệu quả hơn trong thời gian tới.
Đồng hành cùng doanh nghiệp vượt khó

Đồng hành cùng doanh nghiệp vượt khó

Tình hình dịch COVID-19 bùng phát đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nhưng với sự hỗ trợ kịp thời từ Chính phủ, các Bộ, ngành và chính quyền địa phương, cùng với sự quyết tâm và nỗ lực của doanh nghiệp vừa phòng, chống dịch bệnh vừa duy trì sản xuất nên doanh nghiệp trong Tỉnh từng bước đưa hoạt động sản xuất kinh doanh trở lại trong trạng thái bình thường mới.
Kỳ vọng đầu tư công năm 2022 tăng 20-30%, 6 nhóm doanh nghiệp sẽ được hưởng lợi

Kỳ vọng đầu tư công năm 2022 tăng 20-30%, 6 nhóm doanh nghiệp sẽ được hưởng lợi

Kỳ vọng giải ngân vốn đầu tư công năm 2022 sẽ tăng 20-30% so với giải ngân thực tế năm 2021, VNDIRECT dự báo, đây sẽ là động lực quan trọng cho kịch bản kinh tế phục hồi. Công ty này cũng chỉ ra các nhóm doanh nghiệp sẽ được hưởng lợi trực tiếp từ việc thúc đẩy đầu tư công trong năm mới.
Ghi nhận, đo lường sự suy giảm giá trị tài sản tại các doanh nghiệp Việt Nam

Ghi nhận, đo lường sự suy giảm giá trị tài sản tại các doanh nghiệp Việt Nam

Chuẩn mực Kế toán Quốc tế IAS 36 – Suy giảm giá trị tài sản được ban hành bởi Ủy ban Chuẩn mực Kế toán Quốc tế (IASB) năm 1998 có ý nghĩa rất lớn đối với doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay. Trong khi đó, Chuẩn mực Kế toán Việt Nam (VAS) chưa có quy định liên quan đến vấn đề này cũng như chưa có quy định cụ thể và thống nhất quản lý, trình bày trên báo cáo tài chính cho các doanh nghiệp. Bài viết này đề cập một số nội dung của IAS 36 phản ánh, ghi nhận suy giảm giá trị của tài sản trên báo cáo tài chính để doanh nghiệp hiểu rõ tính ứng dụng của nó.
Ngành Hải quan hỗ trợ tối đa thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu

Ngành Hải quan hỗ trợ tối đa thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu

Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng xấu đến đời sống kinh tế-xã hội, để đảm bảo thực hiện thắng lợi “mục tiêu kép”, vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế của Chính phủ đề ra, ngành Hải quan đã tích cực triển khai đồng bộ nhiều giải pháp. Các giải pháp của ngành Hải quan triển khai được dư luận đánh giá cao khi đã tập trung vào tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tốc độ thông quan hàng hóa, hỗ trợ kịp thời cho các hoạt động kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp và người dân, không làm đứt gãy chuỗi cung ứng nhưng vẫn đảm bảo công tác phòng chống dịch...
Chuyển đổi số tiếp tục là mũi nhọn trong năm 2022

Chuyển đổi số tiếp tục là mũi nhọn trong năm 2022

"Ngoài việc là một phương pháp chuyển đổi mạnh mẽ thúc đẩy các lợi ích kinh tế cao hơn, chuyển đổi số đang được coi là công cụ hữu hiệu giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam (và trên thế giới) đạt được các mục tiêu bền vững, mang tính xã hội cao và nâng cao khả năng quản trị. Đây cũng là một xu hướng mới trong năm 2022", ông Võ Tấn Long, Tổng Giám đốc Công ty Tư vấn PwC Việt Nam trao đổi với phóng viên.