Sự kiện kinh tế - tài chính Việt Nam tuần từ 7-12/12/2015
KINH TẾ - TÀI CHÍNH VIỆT NAM |
Nội dung |
Tổng cung |
|
Sản xuất công nghiệp |
Tính chung 11 tháng năm 2015, tổng doanh số bán xe của toàn thị trường đạt 215.517 chiếc, tăng 57% so với cùng kỳ năm 2014. Trong đó: Ô tô du lịch gần 127 nghìn chiếc, tăng 45%; Xe thương mại gần 78 nghìn chiếc, tăng 73%; Xe chuyên dụng hơn 11 nghìn chiếc, tăng 109%. (Theo Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam - VAMA) |
Doanh nghiệp |
Ngày 10/12, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam đã bán đấu giá hơn 77 triệu cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) tại HOSE, tương đương 3,47% vốn điều lệ công ty sau khi cổ phần hóa với mức giá khởi điểm là 11.800 đồng/cổ phần. Kết quả cụ thể: - 100% số cổ phần đã được bán hết cho 152 nhà đầu tư với giá bình quân là 14.344 đồng/cổ phần. - Tổng khối lượng đặt mua hợp lệ 113,4 triệu cổ phần (bằng 1,46 lần khối lượng chào bán). - Tổng giá trị cổ phần bán được tại phiên đấu giá đạt trên 1.116 tỷ đồng. Đây là phiên đấu giá thứ 37 và cũng là phiên đấu giá lớn nhất trong năm 2015 (tính tới thời điểm hiện tại) do HoSE tổ chức. |
Dịch vụ |
Trung bình mỗi năm, các doanh nghiệp Việt Nam tiêu tốn chi phí tương đương 25% GDP cho dịch vụ logistics, cao hơn rất nhiều so với các nước, như Thái Lan chỉ khoảng 19%, Trung Quốc 18%, Nhật Bản 11%, Singapore 8% và Mỹ là 7,7%. Nguyên nhân là do ngành logistics của Việt Nam còn kém phát triển. |
Tổng cầu |
|
Hàng hóa bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng |
Giá trị tiêu dùng trên GDP ở Việt Nam lên tới 70%, trong đó, 90% là tiêu dùng cá nhân đã giúp Việt Nam nằm trong top 5 thị trường bán lẻ phát triển nhất khu vực châu Á cũng như thế giới. (Theo Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam) |
Đầu tư |
Thủ tướng Chính phủ đồng ý lựa chọn 9 khu kinh tế cửa khẩu trọng điểm để tập trung đầu tư phát triển từ nguồn NSNN giai đoạn 2016 - 2020, với vốn phân bổ đầu tư tối thiểu bằng 70% tổng nguồn vốn hỗ trợ đầu tư từ NSTW trong kế hoạch hàng năm và 5 năm 2016 - 2020 cho các khu kinh tế cửa khẩu. 9 khu kinh tế cửa khẩu gồm: Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh); Đồng Đăng (Lạng Sơn); Lào Cai (Lào Cai); Cao Bằng; Cầu Treo (Hà Tĩnh); Cha Lo (Quảng Bình); Lao Bảo (Quảng Trị); Mộc Bài (Tây Ninh); An Giang. |
Trong số 45 tỷ USD vốn vay ODA giai đoạn 2004 - 2014, có tới 35% (tương đương 15,5 tỷ USD) được cấp cho các địa phương và phần lớn (khoảng 93%) số vốn này là không hoàn lại. Tuy nhiên, trong thời gian tới, các địa phương sẽ không được cấp phát vốn ODA nữa, mà phải vay lại, thực hiện nghĩa vụ trả nợ gốc và lãi. (Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại, Bộ Tài chính) |
|
Xuất nhập khẩu |
Trong 11 tháng năm 2015, khu vực đầu tư nước ngoài xuất siêu 15 tỷ USD, cụ thể: - Xuất khẩu đạt 105 tỷ USD (kể cả dầu thô), tăng 13,5% so với cùng kỳ năm 2014 và chiếm 70% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Các mặt hàng chủ lực là điện thoại các loại và linh kiện (28 tỷ USD), dệt may (20 tỷ USD), máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (14 tỷ USD), giày dép (13 tỷ USD). - Nhập khẩu đạt 90 tỷ USD, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2014 và chiếm 59% tổng kim ngạch nhập khẩu. Các mặt hàng chủ yếu là máy móc thiết bị và phụ tùng (25 tỷ USD), máy tính và linh kiện điện tử (21 tỷ USD), điện thoại và linh kiện (10 tỷ USD), vải các loại (9 tỷ USD), sắt thép các loại... (Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ KH&ĐT) |
Theo dự báo của Bộ Công Thương, năm 2015: - Kim ngạch xuất khẩu có thể đạt 164 - 164,5 tỷ USD, tăng khoảng 9,5% so với năm 2014. - Kim ngạch nhập khẩu ước khoảng 168 tỷ USD, tăng 13,5% so với năm 2014. Như vậy, nhập siêu trong năm 2015 khoảng 4 tỷ USD, tương ứng 2,4% kim ngạch xuất khẩu và thấp hơn so với chỉ tiêu 5% mà Quốc hội đặt ra. Ngày 09/12, HSBC dự báo xuất khẩu của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh trong trong giai đoạn 2016 - 2030, với tốc độ dự kiến đạt hơn 10%/năm. |
|
Trong niên vụ cà phê 2014 - 2015, xuất khẩu cà phê giảm cả lượng và giá trị so với cùng kỳ năm 2014. Tổng lượng xuất khẩu cà phê chỉ đạt khoảng 1,25 trệu tấn với kim ngạch 2,62 tỷ USD, giảm 21,9% về lượng và giảm 20,1% về kim ngạch. Dự báo, trong niên vụ mới, tình hình sản xuất và xuất khẩu cà phê chưa có nhiều khởi sắc. (Theo Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam) |
|
Cân đối vĩ mô |
|
Lãi suất |
Trong tuần cuối tháng 11/2015: - Lãi suất bình quân liên ngân hàng qua đêm cho đến 3 tháng dao động từ 0,19 - 0,92%/năm, nhưng kỳ hạn 6 tháng lãi suất lên tới 2,1%/năm. - Lãi suất cho vay USD phổ biến ở mức 3 - 6,5% năm, trong đó lãi suất cho vay ngắn hạn ở mức 3 - 5,3%/năm, lãi suất cho vay trung, dài hạn ở mức 5,5 - 6,5%/năm. |
Ngày 8/12, lãi suất tiền đồng cho vay kỳ hạn qua đêm đến một tuần đã chạm 3,6 - 4,0%/năm, tăng từ mức 3,0 - 3,3% trong tuần trước, mức cao nhất trong 6 tháng qua; lãi suất kỳ hạn một tháng đã xoay quanh 5%/năm. Các mức này tương đương lãi suất hồi đầu tháng 5/2015. Nguyên nhân: (i) Sự căng thẳng thanh khoản thường xảy ra vào cuối năm, các ngân hàng thường thận trọng hơn và gia tăng dự trữ thanh khoản nhằm đảm bảo nhu cầu chi trả tiền đồng có thể tăng cao vào cuối năm. (ii) Thanh khoản hệ thống tín dụng có sự căng thẳng cục bộ. (iii) Sức ép từ tỷ giá cũng khiến giá tiền đồng bị đẩy lên. |
|
Giá vàng |
Trong tuần qua, giá vàng SJC được các doanh nghiệp điều chỉnh tăng từ 10 đến 50 nghìn đồng/lượng. Trong phiên giao dịch cuối tuần (ngày 12/12), giá vàng được niêm yết ở mức: + Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn tại thành phố Hồ Chí Minh: 32,94 - 33,19 triệu đồng/lượng, tại Hà Nội: 32,94 - 33,21 triệu đồng/lượng. + Công ty DOJI: 33,03 - 33,07 triệu đồng/lượng. + Bảo Tín Minh Châu tăng: 33,06 - 33,10 triệu đồng/lượng. |
Tỷ giá |
Tính chung cả tuần, tỷ giá USD/VND được điều chỉnh tăng từ 50 đến 90 đồng/USD. Phiên giao dịch cuối tuần (12/12), tỷ giá được các ngân hàng niêm yết ở mức: + Vietcombank: 22.460 - 22.530 đồng/USD, tăng 20 đồng ở cả hai chiều. + Vietinbank: 22.455 - 22.525 đồng/USD, tăng 10 đồng. + BIDV, Eximbank và DongABank: 22.460 - 22.530 đồng/USD, tăng 10 đồng. + ACB: 22.465 - 22.535 đồng/USD, tăng 15 đồng ở cả hai chiều. + Techcombank: 22.420 - 22.530 đồng/USD. |
Tín dụng nông thôn |
Ban chỉ đạo Trung ương chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới ngày 8/12 đã tổng kết 5 giai đoạn 2010 - 2015 và đề ra mục tiêu giai đoạn mới 2016 - 2020. Cụ thể: - Đến hết tháng 11/2015, cả nước có 1.298 xã (14,5%) đạt chuẩn nông thôn mới với số tiêu chí bình quân là 12,9 tiêu chí trong tổng số 19 tiêu chí theo mục tiêu đề ra. - Thu nhập bình quân đầu người vùng nông thôn đạt 24,4 triệu đồng/năm (tăng khoảng 1,9 lần so với năm 2010). - Huy động khoảng 851.380 tỷ đồng đầu tư, trong đó, tín dụng 434.950 tỷ đồng (51%), doanh nghiệp 42.198 tỷ đồng (4,9%), người dân và cộng đồng đóng góp 107.447 tỷ đồng (12,62%), NSNN hỗ trợ trực tiếp là 98.664 tỷ đồng (11,59%). - Mục tiêu giai đoạn 2016 - 2020 đảm bảo có 50% số xã trên cả nước đạt chuẩn nông thôn mới và mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có ít nhất một huyện đạt chuẩn nông thôn mới; không còn xã dưới 5 tiêu chí. |
Kiều hối |
Lượng kiều hối trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2015 ước đạt khoảng 5,5 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2014, cao hơn so với mức dự kiến ban đầu là 5,2 tỷ USD, chiếm trên 1/3 tổng kiều hối của cả nước. Nguyên nhân: (i) Nhà nước khuyến khích kiều bào về nước đầu tư; cho phép gửi và nhận kiều hối bằng ngoại tệ, không bắt buộc phải gửi tiết kiệm vào ngân hàng hoặc bán cho ngân hàng… (ii) Dịch vụ chuyển kiều hối qua kênh chính thức rất phát triển với sự tham gia của nhiều ngân hàng, doanh nghiệp với tính chất cạnh tranh cao. (Theo UBND thành phố Hồ Chí Minh) |
Nợ xấu |
Từ đầu năm 2015 đến 15/11/2015, VAMC đã mua 94 nghìn tỷ đồng nợ xấu và phát hành 86 nghìn tỷ đồng trái phiếu đặc biệt, trong đó, đã xử lý được tổng cộng 12 nghìn tỷ đồng nợ xấu. Kể từ khi bắt đầu hoạt động vào quý 4/2013, VAMC đã phát hành 192 nghìn tỷ đồng trái phiếu đặc biệt để mua 220 nghìn tỷ đồng nợ xấu và xử lý được 17 nghìn tỷ đồng nợ xấu (tương đương 7,7% tổng số nợ xấu đã mua). |
Thị trường tài sản |
|
Trái phiếu |
Trong tuần, HNX đã tổ chức phiên đấu thầu TPCP. Cụ thể: - Ngày 7/12, NHCSXH phát hành tổng khối lượng 1.000 tỷ đồng gồm 3 loại kỳ hạn: 3 năm (300 tỷ đồng), 5 năm (500 tỷ đồng) và 15 năm (200 tỷ đồng). Kết quả cụ thể: + Kỳ hạn 3 năm: Huy động được 200 tỷ đồng, lãi suất trúng thầu 6,37%/năm (thấp hơn 0,01%/năm so với lãi suất trúng thầu phiên ngày 30/11/2015). + Kỳ hạn 15 năm: Huy động được 35 tỷ đồng, lãi suất trúng thầu 8,1%/năm (bằng lãi suất trúng thầu phiên ngày 30/11/2015). - Ngày 09/12, KBNN phát hành tổng khối lượng gọi thầu 11.900 tỷ đồng gồm 2 loại kỳ hạn 3 năm (10.400 tỷ đồng) và 15 năm (1.500 tỷ đồng). + Kỳ hạn 3 năm: Huy động được 10.400 tỷ đồng, lãi suất trúng thầu 5,89%/năm (cao hơn 0,02%/năm so với lãi suất trúng thầu phiên ngày 02/12/2015). + Kỳ hạn 15 năm: Huy động được 1,420,7 tỷ đồng, lãi suất trúng thầu 7,65%/năm (bằng với lãi suất trúng thầu phiên ngày 25/11/2015). |
Cổ phiếu |
Trong tuần từ 07 - 11/12, thị trường chứng khoán giảm điểm trên cả 02 sàn, cụ thể: + VN-Index: Giảm 1,43%, xuống 563,43 điểm, với 3 phiên giảm và 2 phiên tăng. Tổng khối lượng hơn 511 triệu cổ phiếu, trị giá trên 8,6 tỷ đồng. + HNX-Index: Giảm 1,15%, xuống 79,22 điểm, với 3 phiên giảm và 2 phiên tăng. Tổng khối lượng hơn 213 triệu cổ phiếu, trị giá hơn 2,2 tỷ đồng. |
Trong tuần từ 07 - 11/12, khối ngoại bán ròng gần 1.017 tỷ đồng trên cả 02 sàn. Cụ thể: + HOSE:Khối ngoại bán ròng hơn 1.087 tỷ đồng, khối lượng hơn 48 triệu cổ phiếu. + HNX:Khối ngoại bán ròng gần 70 tỷ đồng, khối lượng hơn 5 triệu cổ phiếu. |
|
Bất động sản |
Tính đến ngày 20/11/2015, tổng giá trị tồn kho bất động sản khoảng 53.245 tỷ đồng, giảm 3.041 tỷ đồng so với thời điểm 20/10/2015. Trong đó: - Tồn kho chung cư 4.435 căn (7.550 tỷ đồng); - Tồn kho nhà thấp tầng 483 căn (tương đương 1.352 tỷ đồng); - Tồn kho đất nền nhà ở 264.629 m2 (tương đương 1.203 tỷ đồng); - Tồn kho đất nền thương mại 34.318 m2 (tương đương 437 tỷ đồng). (Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản - Bộ Xây dựng) |
Thông qua các chương trình phát triển nhà ở xã hội trọng điểm, đến nay đã có khoảng 780.000 hộ gia đình (khoảng trên 3 triệu người nghèo, người thu nhập thấp) được cải thiện chỗ ở: - Tính đến hết quý III/2015, Nhà nước hỗ trợ trực tiếp kinh phí để xây dựng mới, cải tạo nhà ở đối với 80% người có công trong số gần 80.000 hộ theo Quyết định 22/2013/QĐ-TTg. - Chương trình 167 giai đoạn 1 đã hỗ trợ 530.000 hộ nghèo khu vực nông thôn và tiếp tục triển khai giai đoạn 2 với khoảng 311.000 hộ. - Chương trình nhà ở xã hội khu vực đô thị, cả nước đã hoàn thành đầu tư xây dựng 135 dự án và đang tiếp tục triển khai 171 dự án nhà ở xã hội. |
|
Chính sách |
Thông tư số 23/2015/TT-NHNN Ngày 4/12/2015, NHNN ban hành Thông tư số 23/2015/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế dự trữ bắt buộc đối với các tổ chức tín dụng. Trong đó, nổi bật nhất là việc mở rộng đối tượng được Thống đốc NHNN xem xét giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc so với quy định chung: Đối với TCTD đang thực hiện phương án cơ cấu lại đã được phê duyệt, TCTD tham gia cơ cấu lại tổ chức tín dụng yếu kém theo chỉ định, Thống đốc NHNN xem xét quyết định giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc cụ thể cho từng TCTD. Thông tư 23 có hiệu lực từ ngày 28/01/2016. Thông tư số 170/2015/TT-BTC Từ ngày 01/01/2016, việc thu, nộp và quản lý lệ phí thẻ Căn cước công dân bắt đầu được triển khai thực hiện theo Thông tư số 170/2015/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành. Theo đó, mức thu lệ phí khi đổi lại thẻ Căn cước công dân là 50.000 đồng/thẻ, cấp lại thẻ là 70.000 đồng/thẻ. Công dân thường trú tại các xã, thị trấn miền núi; các xã biên giới; các huyện đảo nộp lệ phí bằng 50% mức thu nêu trên. |