Kịp thời xuất cấp hàng dự trữ quốc gia trong tình huống đột xuất, cấp bách

Hà Anh

Nhằm ổn định đời sống nhân dân, bảo đảm an ninh quốc phòng, phát triển kinh tế - xã hội và thực hiện tốt các nhiệm vụ đối ngoại của Đảng, Nhà nước, thời gian qua, ngành Dự trữ Nhà nước (DTNN) đã chủ động xây dựng các kế hoạch, giải pháp mua tăng hàng dự trữ quốc gia (DTQG) đưa vào nhập kho để chủ động đáp ứng yêu cầu xuất cấp trong các tình huống đột xuất, cấp bách và công tác đối ngoại.

Xuất cấp hàng DTQG đảm bảo số lượng, chất lượng

Ông Lê Bá Thanh - Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý hàng dự trữ (Tổng cục DTNN) cho biết, công tác xuất cấp hàng DTQG để cứu trợ, hỗ trợ, viện trợ quốc tế theo các quyết định của cấp có thẩm quyền trong thời gian qua đã được Tổng cục DTNN giao nhiệm vụ cho các Cục DTNN khu vực triển khai xuất cấp kịp thời.

Từ đầu năm 2024 đến nay, ngành DTNN đã xuất cấp 100.921 tấn gạo để cứu trợ, hỗ trợ, viện trợ cho các địa phương.
Từ đầu năm 2024 đến nay, ngành DTNN đã xuất cấp 100.921 tấn gạo để cứu trợ, hỗ trợ, viện trợ cho các địa phương.

Đồng thời, Tổng cục có văn bản gửi UBND các tỉnh được hỗ trợ hàng DTQG để có kế hoạch phân bổ, tổ chức tiếp nhận hàng để cứu trợ người dân theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Các Cục DTNN khu vực được giao nhiệm vụ xuất cấp hàng DTQG đã chủ động liên hệ, báo cáo UBND các địa phương để lập kế hoạch phân bổ, tiếp nhận hàng dự trữ triển khai xuất cấp; phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành của địa phương để tổ chức xuất kho, vận chuyển, bàn giao hàng cho các đơn vị trực tiếp được thụ hưởng kịp thời. Hàng DTQG xuất cấp cho các bộ, ngành, địa phương luôn đảm bảo số lượng, chất lượng, theo đúng kế hoạch, thời gian tiếp nhận của các địa phương đã quy định.

Số liệu thống kê cho thấy, từ đầu năm 2024 đến nay, ngành DTNN đã xuất cấp 100.921 tấn gạo để cứu trợ, hỗ trợ, viện trợ cho các địa phương, trong đó: hỗ trợ Tết Nguyên đán 10.401 tấn; Hỗ trợ giáp hạt 5.945 tấn gạo; Hỗ trợ khắc phục thiệt hại cơn bão số 3 là 433 tấn; Hỗ trợ học sinh 69.940 tấn gạo; Hỗ trợ dự án trồng rừng là 4.202 tấn gạo; Viện trợ cho Cuba 10.000 tấn gạo nhân chuyến thăm Cuba của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm.

Về vật tư thiết bị, các Cục DTNN khu vực đã xuất cấp 8 bộ xuồng cao tốc; 50 bộ nhà bạt; 2.445 chiếc phao tròn; 4.123 chiếc phao áo; 40 chiếc bè nhẹ; 6 bộ máy phát điện; 5 bộ máy bơm nước chữa cháy; 2 bộ thiết bị khoan cắt; 2 bộ máy khoan phá bê tông; 2 bộ thiết bị phóng dây cứu hộ cho các địa phương khắc phục thiệt hại của cơn bão số 3.

Nhìn chung, công tác xuất cấp hàng DTQG để cứu trợ, hỗ trợ cho các địa phương tại mỗi thời điểm mang ý nghĩa khác nhau, nhưng đây là việc làm mang ý nghĩa nhân văn, thể hiện tinh thần “tương thân tương ái” sẻ chia của Chính phủ với người dân.

Qua sử dụng nguồn lực DTQG hỗ trợ các địa phương đã được người dân, các cấp chính quyền ghi nhận, đánh giá cao về chính sách hỗ trợ của Chính phủ; không những giúp các địa phương bảo đảm công tác an sinh xã hội trên địa bàn, mà còn trực tiếp động viên, khuyến khích người dân vùng bị thiên tai, mất mùa sớm ổn định cuộc sống.

Các bộ, ngành, chính quyền địa phương tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các cơ quan DTNN chuyên trách ở Trung ương để rà soát, đánh giá, đề xuất những nhu cầu các mặt hàng cần dự trữ tại địa phương.
Các bộ, ngành, chính quyền địa phương tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các cơ quan DTNN chuyên trách ở Trung ương để rà soát, đánh giá, đề xuất những nhu cầu các mặt hàng cần dự trữ tại địa phương.

Theo ông Lê Bá Thanh, trên cơ sở những kết quả đạt được trong thời gian qua, toàn ngành DTNN sẽ tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp, quyết tâm phấn đấu, hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ chính trị được giao, vững bước tiến lên dành nhiều thành tựu và đóng góp to lớn hơn nữa cho sự nghiệp xây dựng, bảo vệ, phát triển Đất nước.

Bên cạnh những kết quả đạt được, việc xuất cấp, hỗ trợ hàng DTQG chủ yếu tập trung ở các địa phương, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, hệ thống giao thông đi, lại gặp nhiều khó khăn. Mặt khác, công tác giao, nhận hàng DTQG với các địa phương phải thực hiện trong thời gian ngắn, nên quá trình triển khai nhiệm vụ còn gặp nhiều khó khăn.

Ngoài ra, sự phối hợp giữa chính quyền địa phương với các cơ quan còn nhiều bất cập như việc thống kê nhu cầu xuất cấp, đối tượng sử dụng. Việc phân bổ hàng xuất cấp còn nhiều hạn chế như công tác vận chuyển, tiếp nhận chưa được kịp thời, chưa có kế hoạch trong dài hạn, làm giảm tính kịp thời, hiệu quả của việc sử dụng hàng DTQG…

Tăng cường quản lý, giám sát chất lượng hàng dự trữ quốc gia

Phát huy kết quả đạt được, thời gian tới, ngành DTNN tập trung xây dựng và hoàn thiện hệ thống thể chế chính sách pháp luật về DTQG đồng bộ làm cơ sở cho việc triển khai thực hiện.

Bố trí, tăng cường nguồn lực từ ngân sách nhà nước để chi mua sắm hàng DTQG, đầu tư cơ sở hạ tầng, tạo tiềm lực cơ bản cho DTNN sẵn sàng và chủ động đáp ứng kịp thời trong các tình huống cấp bách, đảm bảo an ninh, quốc phòng.

Các bộ, ngành, chính quyền địa phương tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các cơ quan DTNN chuyên trách ở Trung ương để rà soát, đánh giá, đề xuất những nhu cầu các mặt hàng cần dự trữ tại địa phương để xây dựng quy hoạch, chiến lược đầu tư, mua sắm hàng đưa vào DTQG cho phù hợp. Bố trí số lượng, danh mục hàng DTQG tại các vùng, miền phù hợp với thực tiễn công tác cứu hộ, cứu nạn, đáp ứng tốt yêu cầu “4 tại chỗ” và yêu cầu an sinh xã hội.

Một nhiệm vụ trọng tâm khác là tăng cường quản lý, giám sát chất lượng hàng DTQG ngay từ khi nhập kho, trong quá trình bảo quản và xuất kho; đồng thời, tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng hàng trong quá trình bảo quản, kịp thời chỉ đạo, hướng dẫn xử lý hàng DTQG gặp sự cố về chất lượng để đảm chất lượng hàng DTQG theo đúng quy định của quy chuẩn, sẵn sàng xuất cấp theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

 

Qua sử dụng nguồn lực DTQG hỗ trợ các địa phương đã được người dân, các cấp chính quyền ghi nhận, đánh giá cao về chính sách hỗ trợ của Chính phủ; không những giúp các địa phương bảo đảm công tác an sinh xã hội trên địa bàn, mà còn trực tiếp động viên, khuyến khích người dân vùng bị thiên tai, mất mùa sớm ổn định cuộc sống.